Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trao yêu thương cho học trò Tắk Pổ

Tạp Chí Giáo Dục

“Em đến nhn nhim v dy hc Tk P 5 năm trưc. Tiếp đó đưc luân chuyn qua 4 đim trưng l thuc các thôn bn xã Trà Tp ri quay v li Tk P. Bây gi Tk P vn còn đó nhng khó khăn, nhưng em thy gn bó, yêu thương hơn nơi này. Mi ngày cm phn viết nhng con ch lên bng đ dy cho hc trò, em thm mong tương lai hc trò s đi xa hơn”, cô giáo Trà Th Thu – giáo viên cm bn Tk P (xã Trà Tp, huyn Nam Trà My, tnh Qung Nam) bc bch!

Cô giáo dy ch kiêm bo mu

5 năm trước, khi vừa tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học Trường ĐH Quảng Nam, với nhiệt huyết của tuổi trẻ và tinh thần cống hiến, cô Trà Thị Thu, quê ở xã Bình Định Bắc (huyện Thăng Bình) vượt gần trăm cây số lên xã Trà Tập (huyện Nam Trà My) để dạy học. Con đường vô Tắk Pổ ngày đó là một lối mòn cheo leo vách núi, len lỏi qua những gốc cây rừng xù xì, đất bùn trơn trượt. Thu dò dẫm từng bước một theo chân người đồng nghiệp tình nguyện dẫn đường. Trong trí nhớ của Thu: “Đêm Tắk Pổ xuống nhanh hơn đồng bằng. Cái lạnh theo hơi sương thoáng chốc len lỏi vào tận căn phòng giáo vụ, tiếng chim rừng vọng vào vách núi nghe rờn rợn. Buồn! Nhiều đêm em thao thức trong nỗi nhớ nhà, buồn đến chảy nước mắt. Nhưng rồi nghĩ, trên đỉnh Ngọc Linh này, không chỉ riêng mình mà còn nhiều đồng nghiệp khác, ở các bản làng khác, có thể khó khăn và hiểm trở hơn ở đây. Nghĩ thế rồi tiếp tục công việc của mình”.

Năm đầu ở Tắk Pổ, Thu đảm nhiệm lớp mầm non. Năm sau đó, Thu được phân công dạy tiểu học. 5 năm bám bản, Thu nhận nhiệm vụ giảng dạy ở nhiều thôn bản của xã Trà Tập: từ Tắk Pổ rồi qua Răng Dí, Tu Gia, Mô Rỗi… Bản làng nào cũng heo hút và hiểm trở. Có bản xa phải đi bộ tới 2 tiếng đồng hồ mới vào được điểm trường dạy học. “Hồi lên dạy học ở bản Răng Dí, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt em là trường lớp quá xập xệ. Học sinh lại đông. Các em thiếu thốn đủ thứ. Đặc biệt, lớp có 10 học trò thì cõng theo 10 em bé. Cô giáo tiểu học bất đắc dĩ phải nhận thêm nhiệm vụ vừa trông trẻ, vừa dạy chữ. Bởi nếu không cho trò cõng theo em thì chúng nghỉ ở nhà trông em vì bố mẹ bận lên nương rẫy. Chưa hết, trường lọt thỏm giữa bốn bề nhà dân nên đêm nằm nghe trẻ khát sữa cứ khóc ngằn ngặt. Thương các em, Thu cùng CLB Kết nối yêu thương nơi Thu tham gia đứng ra tổ chức chương trình bầu sữa yêu thương để xin sữa cho các em nhỏ ở bản Răng Dí. Mỗi sáng, Thu cùng các đồng nghiệp dậy thật sớm để nấu nước sôi, pha sữa cho các em”, Thu nhớ lại.

Hiu tp quán đ yêu hc trò

Tk P ch có 1 lp ghép trình đ lp 1 và 2 do cô giáo Trà Th Thu đng lp

Thu nói, đến với các bản làng vùng cao này, giáo viên không chỉ đơn thuần nhận nhiệm vụ dạy chữ. Nếu chỉ nghĩ mình làm tròn nhiệm vụ là đủ thì không thể trụ lại nơi này. Mọi thứ phải bắt đầu bằng tình yêu thương. Để làm được điều đó, mỗi ngày sau giờ dạy, Thu tìm đến từng nhà phụ huynh học sinh để tìm hiểu về đời sống, chia sẻ tâm tư với họ. Bằng cách ấy, Thu cũng học thêm được nhiều ngôn ngữ của đồng bào Ca Dong. Đó là vốn liếng để mỗi ngày đứng trên bục giảng, Thu giúp các em học sinh học thêm nhiều vốn tiếng Việt. “Để các em hiểu bài thì mình không chỉ dạy mà còn phải đóng vai người phiên dịch. Bắt đầu từ những từ dễ như ăn cơm, cái ly… những vật dụng quen thuộc trong gia đình các em, mình nói bằng tiếng đồng bào Ca Dong rồi phiên qua tiếng Việt. Cứ tập dần từng phần như vậy để giúp các em bổ sung vốn tiếng Việt để kịp nắm bắt bài học trong sách giáo khoa, tập cho các em hạn chế dùng tiếng địa phương của đồng bào”, Thu chia sẻ về phương pháp dạy học của mình. Thường thì đầu năm học là khoảng thời gian bận rộn nhất của những giáo viên vùng cao. Cứ mỗi sáng tầm 7 giờ khi chưa thấy trò đến lớp thì cô giáo phải đến tận nhà gọi. Năm học nào cũng vậy, phải mất tầm 2 tháng, mọi nề nếp mới đi vào ổn định.

Năm học 2019-2020, lớp học của Thu có 12 học sinh, trong đó 6 học sinh lớp 1 và 6 học sinh lớp 2. Do đảm nhiệm lớp ghép 2 trình độ nên việc dạy học vất vả gấp nhiều lần. Ngừng giảng bài bên này thì phải quay sang giảng bài phía bên kia. Các học trò của lớp khá ngoan nên cô giáo không mất nhiều thời gian giữ nề nếp trật tự. Tan buổi học, cô thường dành thời gian về bản để cùng trò đi hái rau rừng, bắt ốc suối. Thông qua những khoảng thời gian như vậy, Thu có thể nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ của học trò, tìm hiểu về gia cảnh các em. Từ đó, có sự động viên kịp thời để các em không bỏ học giữa chừng. Với bà con đồng bào Ca Dong trên đỉnh Ngọc Linh này, nhiều năm qua, cô Thu không chỉ là giáo viên dạy chữ của con em họ mà trở thành một thành viên trong cộng đồng thôn bản. Có chuyện vui họ đều tìm cô chia sẻ.

Nhng ân tình Ngày Nhà giáo

“Cắm bản” tròn 5 năm, nhắc về Ngày Nhà giáo Việt Nam, với Thu lại là những kỷ niệm đầy ấn tượng. Không như những đóa hoa tươi thắm mà đồng nghiệp đâu đó ở đồng bằng, thành phố được nhận. Ở bản làng xa xôi này, những giáo viên như Thu thường đón nhận niềm vui ngày của nghề bằng những bó rau rừng hái vội, vài củ sắn mang về từ nương rẫy hay cây mía trồng bên hè nhà… được học sinh mang đến tặng. Thu nói: “Với em đó không chỉ là những món quà. Đó là cả tấm chân tình của phụ huynh, học sinh dành cho mình. Đơn sơ, mộc mạc nhưng mỗi lần đón nhận, em cảm thấy rưng rưng…”.

Ngoài gi lên lp, cô Trà Th Thu cùng hc trò t chc các hot đng ngoi khóa tìm hiu v thiên nhiên đ to s gn kết

Cuộc sống “cắm bản” nhiều vất vả. Chuyện về thăm nhà đối với Thu cũng như nhiều đồng nghiệp khác cũng phải tùy tình hình thời tiết: “Có khi trời nắng, đường khô ráo thì mỗi tháng em về thăm gia đình một lần. Vào mùa đông, mưa dầm suốt thì đành bó gối nhìn mưa. Việc chuẩn bị thức ăn cũng tùy tình hình, có khi chủ nhật em cùng đồng nghiệp cuốc bộ ra trung tâm xã để mua. Khi nào không ra được thì nhờ đồng nghiệp ở điểm trường chính mua giúp rồi có bà con ở thôn bản ra xã mua sắm thì gửi họ mang lên. Thường thì em hay chuẩn bị cá khô để dự trữ”, Thu kể.

Tắk Pổ bây giờ so với 5 năm về trước vẫn không có gì thay đổi. Vẫn những lối mòn cheo leo, trơn trượt. Đời sống bà con đồng bào cũng khó khăn, học sinh tới trường còn khá thiếu thốn. Từ xa ngắm ngôi trường Tắk Pổ của cô trò tưởng như một mái nhà gỗ của người dân nằm bên sườn đồi với những hàng cau cao vút. Hỏi động lực nào để Thu cùng đồng nghiệp ở lại và chưa có ý định rời đi, Thu nói: “Ở lâu thì thành gắn bó. Khi mình tạo ra sự yêu thương với học sinh thì sẽ nhận lại yêu thương. Ước mơ lớn nhất của em bây giờ là có một con đường bê tông nối những nhà dân với điểm trường của thôn và nối thôn với trung tâm xã, để việc đến trường của học trò bớt vất vả hơn!”.

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)