Ảnh minh họa (Trong ảnh: Đề tài Hệ thống chưng cất tinh dầu từ vỏ bưởi của Trường THPT Nguyễn An Ninh, TPHCM)
Kết quả chung cuộc, ban tổ chức đã trao giải lĩnh vực cho 156 dự án, trong đó có 17 giải nhất, 19 giải nhì, 48 giải ba và 72 giải khuyến khích. Đối với giải toàn cuộc được chọn ra từ 17 giải nhất lĩnh vực, có 3 giải nhất, 5 giải nhì và 9 giải ba sẽ tham dự vòng thi toàn quốc. Riêng TPHCM có 18 dự án với 36 học sinh tham gia và tất cả các dự án đều đoạt giải nhất, nhì, ba, trong đó 5 giải lọt vào vòng thi toàn quốc.
Mục đích của cuộc thi KHKT diễn ra mỗi năm một lần nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống; tạo cơ hội cho học sinh giới thiệu kết quả sáng tạo KHKT của mình tới các nhà khoa học, nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để Bộ GD-ĐT đánh giá, xây dựng chương trình đổi mới giáo dục bậc phổ thông, thực hiện đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
KHÁNH HÀ (SGGP)
Bình luận (0)