Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Bạn sống được bao lâu nếu “lạc bước” tới các hành tinh trong Hệ Mặt trời?

Tạp Chí Giáo Dục

Trái đất của chúng ta đến này vẫn là hành tinh duy nhất có khả năng duy trì sự sống trong hệ Mặt trời. Ngay cả sao Hỏa – hành tinh mới đây được xác nhận có nước lỏng trên bề mặt – cũng không có được khả năng này. Và theo tính toán, dù được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại nhất bây giờ, con người cũng chỉ có thể sống tối đa 68 ngày trên Hành tinh Đỏ mà thôi.
Nhưng thử "hư cấu" một chút nào. Giả sử một ngày các bạn có được "cánh cửa thần kỳ" của mèo máy Doraemon rồi vô tình táy máy "mở nhầm" đến một hành tinh bất kỳ trong hệ Mặt trời thì cơ hội sống sót của bạn là bao nhiêu?
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời.
1. Mặt trời (dưới 1s)
Chắc cũng không cần nghĩ nhiều đâu nhỉ? Lõi của Mặt trời có nhiệt độ khoảng… 15 triệu độ C, còn nhiệt độ bề mặt thì "mát" hơn một chút – khoảng 10 triệu độ C.
Bạn sống được bao lâu nếu "lạc bước" tới các hành tinh trong hệ Mặt trời?
Với nhiệt độ khủng khiếp như vậy, dù bạn có ở bề mặt hay lõi thì cũng bốc hơi trong vòng một tích tắc. Vì thế nếu vô tình "lạc bước" đến đây thì quả thật phải xin lỗi, bạn quá… đen.
2. Sao Thủy (2 – 5 phút)
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất, nhưng vì không có khí quyển nên nhiệt độ của hành tinh này chỉ rơi vào khoảng… 173 đến 427 độ C.
Tuy nhiên đây cũng là một hành tinh khá kỳ lạ trong hệ Mặt trời. Hành tinh này có tốc độ tự quay rất chậm – khoảng 175,97 ngày tính theo giờ Trái đất. Do đó, sao Thủy sẽ có một phần không tiếp xúc với Mặt trời, với nhiệt độ rơi vào khoảng âm 173 độ C.
Bạn sống được bao lâu nếu "lạc bước" tới các hành tinh trong hệ Mặt trời?
Vì thế nếu "may mắn" rơi trúng khu vực giao giữa vùng nóng và vùng lạnh, bạn hoàn toàn có thể sống sót nếu như… không cần thở. Thời gian tối đa một người có thể nhịn thở là 5 phút, tuy nhiên hầu hết người bình thường chỉ được 2 phút thôi.
Và vì chúng ta đang "hư cấu", nên 2 phút là thừa đủ để bạn quay trở lại Trái đất qua cánh cửa thần kỳ đúng không?
3. Sao Kim (dưới 1s)
Sao Kim không gần Mặt trời như sao Thủy, nhưng nếu lạc đến đây thì bạn cũng xin chia buồn, bạn sẽ chết ngay tức khắc.
Nguyên do là bởi sao Kim là hành tinh nóng nhất hệ Mặt trời, với nhiệt độ rơi vào khoảng 482 độ C. Bạn cứ tưởng tượng bước lên đây cũng giống như việc bạn… chui vào lò nướng pizza nhưng với nhiệt độ nóng hơn gấp rưỡi.
Bạn sống được bao lâu nếu "lạc bước" tới các hành tinh trong hệ Mặt trời?
Có một điểm khá thú vị là sao Kim có lực hấp dẫn tương đối giống Trái đất, nên bạn sẽ không cảm thấy khác biệt nhiều nếu như… không bị thiêu rụi.
4. Trái đất (75 năm)
Nếu "nghịch dại" mà vẫn ở trên Trái đất thì may mắn quá. Trừ khi rơi vào núi lửa, ra giữa đại dương, hay lên đỉnh Everest bị rơi xuống… thì bạn vẫn sẽ thọ ít nhất là 75 tuổi (tính theo tuổi thọ trung bình của người Việt Nam).
Bạn sống được bao lâu nếu "lạc bước" tới các hành tinh trong hệ Mặt trời?
5. Sao Hỏa (2 – 5 phút)
Khí hậu sao Hỏa khá khắc nghiệt – với nhiệt độ trong ngày tại đường xích đạo có thể dao động từ âm 73 độ C đến… 20 độ C.
Bạn sống được bao lâu nếu "lạc bước" tới các hành tinh trong hệ Mặt trời?
Tuy nhiên, do có bầu khí quyển rất mỏng, với phần lớn là CO2 nên cái lạnh ở đây cũng không đến nỗi… cắt da cắt thịt và bạn cũng không chết ngay nếu lạc phải khu vực lạnh giá trên Hành tinh Đỏ.
Vì thế cũng giống như sao Thủy, bạn sẽ có khoảng 2 – 5 phút (nếu là người nhịn thở giỏi) để quay ngược trở lại Trái đất.
6. Sao Mộc (dưới 1s)
Việc rơi trúng sao Mộc cũng "nhọ" không kém gì việc mở trúng cánh cửa ghé thăm Mặt trời.
Bạn sống được bao lâu nếu "lạc bước" tới các hành tinh trong hệ Mặt trời?
Nguyên do là bởi sao Mộc – dù có kích thước lớn nhất hệ Mặt trời – nhưng không hề có bề mặt. Đó là một hành tinh khí khổng lồ, chủ yếu là hydro và heli. Nếu rơi vào đây, bạn sẽ không còn cơ hội quay lại nữa mà "đi mãi không về", cho đến khi bị nghiền nát bởi áp lực bên trong lõi hành tinh.
7. Sao Thổ (dưới 1s)
Chưa cần xét đến mây khí ga, những vòi rồng khổng lồ với sức gió lên đến 1800 km/giờ, xuất hiện thường xuyên trên bề mặt sao Thổ sẽ biến bất kỳ thực thể sống nào xuất hiện thành “bụi vũ trụ” khi còn chưa kịp chớp mắt.
8. Sao Thiên Vương (không thể tính)
Bầu khí quyển của sao Thiên Vương về cơ bản là một hỗn hợp giữa hơi nước, amoniac và methane, cũng chính những nhân tố này đã tạo nên sắc xanh đặc trưng của hành tinh. Trên thực tế, chúng ta không thể tính được thời gian tồn tại khi đáp xuống Thiên Vương tinh, bởi cơ thể bạn sẽ gần như ngay lập tức bị hòa tan trong bầu khí quyển của nó.
9. Sao Hải Vương (dưới 1s)
Thời gian để con người có thể tồn tại trên sao Hải Vương có lẽ còn không đến một giây, bởi sự tác động của hàng loạt yếu tố, đặc biệt là những cơn gió siêu mạnh, có tốc độ còn vượt qua cả âm thanh.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)