Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khai thác hiệu quả trí sáng tạo của trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Trong quá trình dy d và giáo dc tr, nếu cha m cũng như các nhà sư phm biết chú ý đến vic khai thác trí sáng to ca tr s giúp cho quá trình giáo dc đt hiu qu cao như mong đi. Do đó, nếu nm chc nhng yếu t cơ bn tác đng đến trí sáng to ca tr s là cơ s khoa hc cho vic vn dng trit đ hơn trong quá trình giúp tr hoàn thin bn thân.

Các yếu t ch quan

Năng lực tập trung quan sát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính sáng tạo của cá nhân. Quan sát là một phương thức học hỏi quan trọng của trẻ. Một đứa trẻ biết quan sát sẽ thu thập được các chi tiết cơ bản, cần thiết nhất của sự vật, hiện tượng và ghi nhớ sự tồn tại, trật tự, nhất là các mối liên hệ bề ngoài giữa các chi tiết đó. Quan sát hiệu quả sẽ giúp trẻ nhanh chóng nhận ra vấn đề, cung cấp cho trẻ hệ thống tư liệu về thế giới bên ngoài để hình thành cái mới. Quan sát để có nguồn tư liệu cho mọi quá trình nhận thức trong đó có sự sáng tạo. Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ biết chủ động quan sát tỉ mỉ các sự việc trong cuộc sống chủ yếu được học tập và rèn luyện từ phía nhà trường và gia đình. Vì thế, phụ huynh chủ động phối hợp với nhà trường để tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội quan sát trải nghiệm những điều kiện thực tế như học thực hành, thí nghiệm, đi tham quan du lịch…

Tính chủ động, tích cực của trẻ là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển của tính sáng tạo. Sáng tạo trước hết là tạo ra cái mới cho bản thân sau đó mới nói đến tạo ra cái mới cho xã hội. Để sáng tạo ra sản phẩm mới, trẻ phải có sự nỗ lực quyết tâm rất lớn. Các nghiên cứu đều chỉ ra: “Kẻ thù cản trở sự sáng tạo là thói lười biếng, sự máy móc, cứng nhắc trong tư duy, tâm lý ngại đổi mới, không dám đối mặt với mạo hiểm…”. Đối với trẻ, để sáng tạo các em phải độc lập suy nghĩ, không phụ thuộc vào sách tham khảo hay ý kiến của người khác, tự mình tìm phương án tối ưu để giải quyết công việc.

Quá trình ghi nhớ có ảnh hưởng to lớn đến mức độ sáng tạo của trẻ. Việc ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện hiệu quả giúp trẻ tích lũy và chuyển hóa kinh nghiệm của nhân loại thành vốn kinh nghiệm riêng của bản thân. Cụ thể là trẻ dựa vào trí nhớ để tổng hợp, liên tưởng, xâu chuỗi, sàng lọc ý tưởng để tìm ra cái mới. Trẻ không biết ghi nhớ sẽ không thể có sự sáng tạo. Người hướng dẫn cần giúp trẻ phát triển cả về phương pháp ghi nhớ máy móc cũng như ghi nhớ ý nghĩa. Ghi nhớ tốt còn giúp trẻ phân định những kiến thức đã biết với những kiến thức mình chưa biết. Qua đó trẻ mới có thể đánh giá được cái mới lạ, độc đáo của các sản phẩm tạo ra.

Các yếu t khách quan

Môi trường gia đình có ý nghĩa nền tảng quan trọng đến hành vi nhân cách của con người trong đó có sáng tạo. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, môi trường gia đình hạnh phúc, đầm ấm là điều kiện cho trẻ bộc lộ tính sáng tạo của mình. Trẻ chỉ phát huy trí sáng tạo khi được động viên, an ủi, khi gia đình thực sự là chỗ dựa tinh thần đắc lực cho các em.

Môi trường nhà trường có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo của trẻ. Bàn về ảnh hưởng của yếu tố giáo dục nhà trường đến khả năng sáng tạo của cá nhân, các nhà tâm lý học đều khẳng định, mỗi môn học trong nhà trường, mỗi phương pháp giảng dạy của từng thầy cô đều có khả năng riêng trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Trí sáng tạo của trẻ phụ thuộc rất lớn vào thái độ và phương pháp giảng dạy của người giáo viên như: biết đặt trẻ vào những tình huống có vấn đề, tôn trọng những câu hỏi khác thường kể cả có phần ngộ nghĩnh của trẻ; tôn trọng những ý tưởng sáng tạo của trẻ… Đặc biệt giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

Môi trường xã hội nền văn hóa xã hội mang đậm dấu ấn dân tộc cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tính sáng tạo. Không có sự sáng tạo chung chung, mơ hồ. Bao giờ sự sáng tạo cũng xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Trí sáng tạo của trẻ cũng vậy.

Tính sáng tạo của trẻ em là sản phẩm của mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với hoàn cảnh sống, với nghệ thuật. Do đó, cần phải tạo ra môi trường kích thích sự sáng tạo trong trẻ bằng cách giáo dục các em lòng khát khao, hăng hái, say mê trong học tập, tâm lý tiếp thu cái mới… Môi trường gia đình, nhà trường và xã hội thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho trẻ thỏa mãn giấc mơ sáng tạo của mình.

Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)