Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhân lực nghề bếp: Cung không đủ cầu

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia tuyn dng nhân s, hin khi ngành dch v ti Vit Nam đang phát trin mnh, trong đó phi k đến s đóng góp ca nhóm ngành du lch, nhà hàng và khách sn. Và vi h thng nhà hàng, khách sn phát trin nhanh khiến cho nhân lc ngh bếp không đ cung cp.

Thí sinh tham d Hi thi tay ngh đu bếp do Trung tâm Gii thiu vic làm Thanh niên TP.HCM t chc trong tháng 10 va qua

Theo thống kê, nhân lực nhóm ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn trên cả nước hiện có khoảng 1,3 triệu người; tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% được huấn luyện tại chỗ, không qua đào tạo chính quy. Với quy mô đầu tư hệ thống chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng, khách sạn từ nguồn vốn trong và ngoài nước, mỗi năm cần phải đào tạo thêm trên 35.000 người. Vì sao có tình trạng cung không đủ cầu? Ở góc độ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) lý giải, TP.HCM có hơn 500 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên, số trường đào tạo nhóm ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn rất ít, đặc biệt là ngành kỹ thuật chế biến món ăn (nghề bếp). Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Bình (chuyên gia tuyển dụng nhân sự nghề bếp) khẳng định, những năm gần đây số người học nghề bếp rất đông nhưng chủ yếu ở trình độ TC và sơ cấp. Trong số này có khoảng 70% người học xong mở quán ăn gia đình hoặc khởi nghiệp với quy mô nhỏ, chỉ còn 30% người đi xin việc. Con số này “không thấm vào đâu” so với thị trường lao động đang khát nhân lực nghề này. “Với quy mô nhà hàng, khách sạn chuẩn 4-5 sao nhiều, đủ các bếp Âu, Á, Hoa… thì ở trình độ TC và sơ cấp không dễ xin việc. Bởi để thực hiện các món ăn theo chuẩn đòi hỏi phải học, thực hành và cọ xát với thực tế. Một nguyên nhân nữa khiến nhân lực nghề bếp thiếu hụt là trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Bếp Hoa nhưng không biết tiếng Hoa và cả tiếng Anh là bất lợi lớn”, ông Bình dẫn chứng.

Theo Trung tâm D báo nhu cu nhân lc và Thông tin th trưng lao đng TP.HCM, hin nay nhân lc ngh bếp tăng khong 7%/năm và có đến 95% ngưi hc ra trưng có vic làm.

Tại Hội thi tay nghề đầu bếp năm 2019 do Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên TP.HCM tổ chức mới đây, ông Lê Hữu Nghĩa (Giám đốc khách sạn Ladalat) cho biết không riêng gì hệ thống khách sạn Ladalat, các nhà hàng, khách sạn khác hiện nay cũng vất vả tuyển dụng vị trí bếp. “Chúng tôi không ngại trả lương cao, chỉ cần các bạn có tay nghề, đam mê công việc… là được tuyển dụng. Tuy nhiên, điều trăn trở hiện nay là nhiều bạn trẻ, kể cả phụ huynh còn có cái nhìn chưa đúng về giáo dục nghề nghiệp”, ông Nghĩa nói.

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) chia sẻ: Một trong những nhóm ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam là du lịch, khách sạn và nhà hàng. Tuy nhiên, hiện nay nhân lực của nhóm ngành này chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, trong khi thị trường xuất khẩu cũng đang “khát”. Đây là nhóm ngành nằm trong 9 ngành dịch vụ tự do dịch chuyển trong cộng đồng ASEAN. Nhằm đáp ứng yêu cầu về tay nghề, kỹ năng để người học có thể tham gia thị trường lao động ngoài nước, hiện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang rà soát, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đào tạo năng lực ngoại ngữ.

“Nhiều bạn trẻ có suy nghĩ học ngành kỹ thuật chế biến món ăn ra trường chỉ đi làm đầu bếp nhưng thực tế có rất nhiều người thành danh trong công tác tư vấn, điều hành ở các chuỗi nhà hàng. Nếu có bằng cấp, trình độ có thể trở thành chuyên gia, giáo viên đào tạo ngành này tại các trường, trung tâm dạy nghề…”, một giáo viên ngành kỹ thuật chế biến món ăn ở Trường TC Du lịch – Khách sạn Saigontourist chia sẻ.

T.Anh

 

Bình luận (0)