Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bảng tuần hoàn hóa học “cách điệu”

Tạp Chí Giáo Dục

Thiết kế bng tun hoàn các nguyên t hóa hc bng trò chơi game, kết ni công ngh 4.0…, đó là nhng sáng to đưc hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Huân (Q.Th Đc, TP.HCM) đưa ra nhm mang b môn hóa đến gn hơn vi cuc sng.

Nhóm thc hin đ tài “ELA board game” gii thiu sn phm đến giáo viên trong mt cuc thi

Bng tun hoàn bng… game

Cách học thú vị này được 5 học sinh lớp 11 trong trường xây dựng, triển khai thông qua đề tài “ELA board game”. Ý tưởng được nhóm lên từ trò chơi bài UNO phổ biến trong giới học sinh, với mong muốn biến việc học hóa của học sinh THPT cũng… dễ dàng như chơi game. “Vẫn là những quân bài, tuy nhiên, nếu trò chơi nguyên bản được chơi theo nguyên lý cùng số cùng màu thì trò chơi ELA board sẽ chơi theo nguyên lý cùng chu kỳ, cùng nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trò chơi bao gồm 128 lá bài, trong đó 90 lá là các nguyên tố hóa học, 38 lá còn lại là các lá chức năng. Các lá chức năng sẽ cho phép người chơi đặt câu hỏi tùy theo đối tượng học sinh. Khi tham gia trò chơi, người chơi sẽ được ôn lại những kiến thức về số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử, cấu hình electron”, Phạm Nhật Phi (học lớp 11A3, trưởng nhóm) chia sẻ.

Tính từ lúc lên ý tưởng cho đến khi hoàn thiện trò chơi, Phi cho hay, khó nhất không hẳn ở khâu thực hiện mà là khâu “định hình ý tưởng”, bởi ngoài việc liên quan đến kiến thức học thuật thì còn phải đảm bảo hai yếu tố: vừa học, vừa chơi. “Khi triển khai thực hiện thì rắc rối nhất là việc thiết lập các lá chức năng, làm sao giúp người học ôn lại kiến thức một cách thu hút, không thấy nhàm chán”, Phi bày tỏ.

Theo các thành viên trong nhóm, bằng trò chơi này, các em hy vọng sẽ tạo sự “cách tân” trong việc tiếp cận bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, những kiến thức hóa học đến một cách tự nhiên, không khiên cưỡng. “Hiện tại trò chơi này đang được học sinh hai lớp 11CH và 11A3 chơi. Từ những phản hồi tích cực của các bạn, chúng em mong trò chơi sẽ được nhân rộng đến các lớp khác trong trường, rồi đến các trường bạn, tiến tới là trong giới học sinh THPT, để biến giờ ra chơi thành những hoạt động bổ ích, học mà chơi, những giờ học hóa không còn khô khan, nhàm chán”, các thành viên trong nhóm kỳ vọng.

Kết ni công ngh 4.0

Vẫn là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, song nhóm của Lê Duy Thức (học lớp 11A6) lại sáng tạo ra cách học hoàn toàn mới, kết nối với công nghệ 4.0 thông qua đề tài “Cẩm nang Bảng tuần hoàn 4.0”. “Một lần, trong giờ học hóa, em không nhớ được khối lượng nguyên tử của một nguyên tố. Lúc đó, em ước rằng phải chi có một bảng tuần hoàn cực thông minh, có thể cung cấp cho mình tất-tần-tật những hiểu biết xung quanh một nguyên tố”, Thức nhớ lại.

Sau sự cố đó, Thức và 4 bạn học cùng lớp đã thực hiện đề tài trên. Khác với bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thông thường, “Cẩm nang Bảng tuần hoàn 4.0” được xây dựng trên nền tảng CNTT, kết nối với internet và chỉ có thông tin của 20 nguyên tố hóa học phổ biến. “Kiến thức về một nguyên tố hóa học trong SGK cũng như trên bảng tuần hoàn vẫn được sử dụng, nhưng chỉ là những kiến thức rất cơ bản. Trong khi đó, “Cẩm nang Bảng tuần hoàn 4.0” không chỉ cung cấp thông tin về các nguyên tố mà khi click chuột vào một nguyên tố còn cho phép người học tìm hiểu sâu về 4 nội dung liên quan đến nguyên tố đó, gồm: Thí nghiệm, ứng dụng, tính chất và thông tin”, Nguyễn Gia Tường Vy (thành viên trong nhóm) cho biết.

Gn kiến thc vào thc tin

Đồng hành cùng học sinh trong hai đề tài trên, cô Nguyễn Trần Quỳnh Phương (giáo viên môn hóa của trường) cho biết cô chỉ đóng vai trò hỗ trợ, định hướng, theo dõi tiến trình thực hiện của các em qua group. Theo cô Phương, đa phần học sinh rất sợ học môn hóa bởi kiến thức khó hiểu, bài tập lại nhiều. Thậm chí, trong quá trình học, nhiều học sinh còn thẳng thắn đặt câu hỏi “học hóa để làm gì?” nên đa phần các em “học trước, quên sau”. Các sáng tạo trên không chỉ là giải pháp, là cầu nối giúp học sinh học hóa dễ dàng hơn mà còn thể hiện được năng lực, gắn kiến thức vào thực tiễn, qua đó trang bị cho các em những kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề rất cần thiết sau này.

Các thy cô trong trưng đang xem ni dung “Cm nang Bng tun hoàn 4.0”

Ở phần đào sâu kiến thức đối với 20 nguyên tố hóa học này, nhóm phải mất 2 tháng để xây dựng, tìm tòi trên mạng internet và sách tham khảo mượn từ giáo viên. “Chúng em tận dụng những ngày nghỉ học để thực hiện, ngày nào nhanh thì làm được 2 nguyên tố, nhưng thường chỉ hoàn thiện được 1 nguyên tố”, Vy chia sẻ. Tiếp theo là phần code. Ban đầu nhóm sử dụng lập trình Pascal, tuy nhiên với chương trình này, sau hơn 2 tuần mày mò, cả nhóm nhận ra ngôn ngữ không phù hợp, không có sự tương thích với máy tính, thiết bị không đưa ra được hình ảnh. “Ngay sau đó, chúng em phải chuyển sang sử dụng một phần mềm khác tương đối mới mẻ nhưng có sự tương thích với đa số máy tính. Với phần mềm này, dù mới mẻ nhưng nhờ có sự hỗ trợ của nhiều người nên cuối cùng chúng em đã thực hiện thành công. Với “Cẩm nang Bảng tuần hoàn 4.0”, chúng em hy vọng sẽ giúp thay đổi quan niệm, góc nhìn của học sinh về môn hóa, lan tỏa những ứng dụng của hóa học đến các bạn học sinh”, Thức mong muốn.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)