Các nhà vật lý thiên văn ở Mỹ công bố phát hiện về hệ ba ngôi sao có hành tinh quay xung quanh theo quỹ đạo ổn định.
Trong báo cáo đăng trên Tạp chí Thiên văn học hôm 2/4, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard – Smithsonian, Mỹ, mô tả cách họ phát hiệnhệ ba ngôi sao.
Theo Phys.org, hành tinh có ba ngôi sao rất hiếm gặp và phát hiện mới là hệ ba sao thứ 4 được tìm thấy. Hệ sao này gây phấn khích trong cộng đồng nghiên cứu khoa học vũ trụ bởi đây là hệ ba sao gần Trái Đất nhất từ trước đến nay, cho phép quan sát tốt hơn các phát hiện trước đây. Ngôi sao chính cũng sáng hơn hai sao còn lại và chúng đóng vai trò như Mặt Trời cho hành tinh xoay quanh, tạo điều kiện nghiên cứu dễ hơn về mối quan hệ giữa ngôi sao và hành tinh.
Hình mô phỏng hành tinh có hệ ba Mặt Trời đầu tiên được phát hiện HD 1885 Ab, giống với KELT-4Ab.
Đối tượng nghiên cứu trong hệ thống mới là KELT-4Ab, một hành tinh khí khổng lồ, có kích thước tương đương sao Mộc và mất khoảng ba ngày để quay quanh ngôi sao KELT-A tức Mặt Trời của nó. Hai ngôi sao khác, lần lượt mang tênKELT-B và KELT-C, ở xa hơn và quay theo quỹ đạo khác xấp xỉ 30 năm. Cặp sao này mất khoảng 4.000 năm để quay một vòng quanh KELT-A.
Theo các nhà nghiên cứu, nếu quan sát từ KELT-4b, KELT-A có kích thước lớn gấp 40 lần Mặt Trời do khoảng cách gần nhau giữa chúng. Mặt khác, hai ngôi sao còn lại xuất hiện mờ nhạt hơn do khoảng cách lớn và ánh sáng chúng phát ra tương tự như Mặt Trăng.
Các nhà khoa học vũ trụ biết tới sự tồn tại của hệ thống KELT từ vài năm trước, nhưng họ cho rằng hệ sao nhị phân thực chất chỉ là một ngôi sao. Nhóm nghiên cứu có thể quan sát chúng rõ ràng nhờ hai kính viễn vọng điều khiển bằng robot ở Arizona, Mỹ và Nam Phi. Bộ đôi kính viễn vọng có tên Kilodegree Extremely Little Telescope (KELT), nên hệ thống sao cũng được đặt theo tên này.
Hệ thống ba sao cung cấp cho các nhà khoa học cơ hội tìm hiểu về các hành tinh khí khổng lồ như KELT-4b quay quanh quỹ đạo gần sao chủ. Theo lý thuyết, chúng cần ở khoảng cách xa hơn như sao Mộc đối với Mặt Trời.
HT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)