Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Học sinh mầm non và tiểu học: Được quan tâm nhiều hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 1-9, S GD-ĐT TP.HCM đã t chc Hi ngh trc tuyến tng kết năm hc 2019-2020 và trin khai nhim v năm hc 2020-2021 bc tiu hc và mm non.

S có chế đ đc thù cho tr “đc bit”

Giám đốc Sở GD-ĐT TP Lê Hồng Sơn đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị bậc mầm non.

Ông Sơn ghi nhận và đánh giá cao những thành quả mà GDMN TP đạt được trong năm học vừa qua, đặc biệt là nỗ lực giáo dục và chăm sóc trẻ trong bối cảnh dịch Covid-19. Trong năm học 2020-2021, ông Sơn đề nghị GDMN TP tiếp tục phát huy thế mạnh từng địa bàn, đẩy mạnh giao lưu học hỏi để giáo viên MN có nền tảng vững chắc hơn nữa trong công tác giáo dục chăm sóc trẻ. Các mô hình mới cần tiếp tục sáng tạo để trẻ thích thú, học mà chơi, chơi mà học. Công tác kiểm định chất lượng GD cần phải được quan tâm hơn nữa, phải coi đó là quá trình tự rà soát chứ không phải là thành tích. Năm học mới, các địa phương cũng cần đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ ứng dụng CNTT tại các cơ sở GDMN. Đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn nữa về công tác quản lý, kiểm tra giám sát…

“Năm học vừa qua GDMN đã gần như xóa được nạn bạo hành trẻ, vì thế năm học tới các cơ sở GD càng phải đẩy mạnh hơn công tác GD đạo đức nhà giáo cho đội ngũ từ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Cạnh đó, phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh HS để góp phần chăm sóc trẻ thật tốt…”, ông Sơn nhấn mạnh.

Về công tác phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường, ông Sơn đề nghị các đơn vị không được chủ quan, lơ là, cần tiếp tục rà soát, tuân thủ thực hiện đúng hướng dẫn mà Sở GD-ĐT đã ban hành. Công tác an toàn cho trẻ phải đặt lên hàng đầu. Khi trẻ đi học, từng đơn vị phải lên phương án “bắt mạch” cho trẻ, phối hợp tuyên truyền với phụ huynh.

“Năm học tới, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục tham mưu trong quy hoạch mạng lưới trường, lớp và cải thiện chế độ chính sách cho đội ngũ, làm sao bù đắp công sức cho các cô ngành GDMN. Cạnh đó sẽ có những chế độ đặc thù riêng cho con em công nhân, người lao động gặp khó khăn, trẻ GD hòa nhập, từng bước tháo gỡ những khó khăn để các cô an tâm công tác”, ông Sơn thông tin.

Hn chế so sánh đim s ca HS

Tham dự và phát biểu tại hội nghị của bậc tiểu học, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – đề nghị hiệu trưởng các trường tiểu học xây dựng kế hoạch chiến lược 5 năm, tầm nhìn 10 năm.

Nhiệm vụ này đồng hành với việc giao quyền tự chủ cho nhà trường. Mỗi trường học có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ khác nhau thì xây dựng định hướng phát triển phù hợp với từng trường, trong đó xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, nhiệm vụ, mục tiêu. Mục tiêu chung là tất cả các trường học làm cho các em HS học giỏi hơn, khỏe hơn, có năng lực hòa nhập tốt hơn ở các bậc học sau.

“Các trường nên tiếp cận những vấn đề mới một cách chủ động. Hiệu trưởng nên cùng đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch phát triển cho nhà trường. Kế hoạch lâu dài có thể điều chỉnh hàng năm và kế hoạch hàng năm phải cụ thể hóa thực hiện kế hoạch 5 năm”, ông Hiếu cho biết.

Bên cạnh đó, ông Hiếu đề nghị lãnh đạo phòng GD-ĐT các quận, huyện cùng với Sở GD-ĐT tổ chức rà soát, định hướng các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. Đơn cử xây dựng kế hoạch nâng chuẩn đội ngũ giáo viên trong 5 năm, theo Luật Giáo dục 2019, đến năm 2030 bắt buộc giáo viên phải đạt chuẩn, nhưng định hướng có thể phấn đấu 5 năm hoặc 3 năm tùy theo điều kiện từng trường.

Ông cũng đề nghị giáo viên nên có sự chủ động trong thực hiện chương trình dạy học. Không bắt buộc hết tiết phải hoàn thành bài dạy, mà có thể dạy hơn một bài, làm sao để HS tiếp thu kiến thức tốt nhất mà không áp lực.

Theo ông Hiếu, bên cạnh đạt được kết quả dạy học là điều dĩ nhiên thì việc tác động của hiệu trưởng đến đội ngũ giáo viên, làm cho đội ngũ “đều tay”, đảm bảo mục tiêu tất cả giáo viên đến lớp đều mang đến điều tốt nhất cho HS là không nhỏ. Như vậy, đòi hỏi hiệu trưởng phải có sự đổi mới điều hành làm sao mang đến một “ngôi trường hạnh phúc”, ở đó HS, giáo viên đều cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc.

Đổi mới trong điều hành của hiệu trưởng thể hiện ở việc bỏ qua áp lực sổ sách, thành tích của giáo viên, cũng chính là bỏ qua những tác động không có lợi cho HS. Nhà trường đánh giá giáo viên nên dựa trên hiệu quả giảng dạy mà giáo viên đem lại. Tương tự, giáo viên không nên đánh giá năng lực HS một cách đồng đều, hạn chế so sánh điểm số để tránh HS không vui và không bị áp lực. Thay đổi câu hỏi, cách nhận xét sẽ tạo ra việc học hành nhẹ nhàng cho HS, các em cảm thấy hứng thú và vui hơn.

“Năm học này hiệu trưởng các trường nên quyết liệt thực hiện những đổi mới. Sở GD-ĐT tạo điều kiện thì phòng GD-ĐT các quận, huyện cũng phải tạo điều kiện cho các trường. Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT) cần hỗ trợ, kiểm soát, kiểm tra trách nhiệm đổi mới của hiệu trưởng trong thời gian tới”, ông Hiếu nhấn mạnh.

N.Đnh – N.Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)