Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

“Không gian văn hóa H Chí Minh” đang đưc nhiu trưng hc ti TP.HCM trin khai xây dng trong năm hc này. Bng nhng cách thc gn gũi, d hiu, các không gian văn hóa này đã tng bưc giúp hc sinh hiu thêm và trân trng nhng giá tr văn hóa lch s ca thành ph.


Hc sinh Trưng THCS Minh Đc nghe gii thiu v các b nh đưc trưng bày trong sân trưng

Bo tàng gia sân trưng

Những ngày tháng 3 này, sân Trường THCS Minh Đức (Q.1) rộn ràng, sôi động hơn. Không gian sân trường trở thành khu triển lãm trưng bày 2 bộ ảnh: TP.HCM những chặng đường lịch sử và phong trào học sinh – sinh viên thành phố, hình thành “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” đặc sắc, gần gũi với học sinh trong sân trường.

Cùng với việc trưng bày, xuyên suốt thời gian triển lãm diễn ra, các tiết học mở ngoài không gian lớp học cũng được nhà trường thực hiện ở từng khối lớp ngay sân trường, gắn liền với khu vực triển lãm. Đó có thể là tiết học về nội dung giáo dục địa phương cho học sinh lớp 6; tiết học văn thuyết minh với học sinh lớp 8… “Thú vị nhất là vào giờ ra chơi, từng tốp học sinh mang khẩu trang lặng lẽ xem triển lãm trong sân trường. Nhiều em thậm chí còn mang bút ghi chép lại thông tin bổ ích. Còn với những tiết học đổi mới ngoài sân trường, học sinh vô cùng thích thú với không gian mở, những bài học thú vị cũng từ đó mà dễ dàng truyền tải, dễ dàng được tiếp thu hơn”, cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.


Hc sinh Trưng Tiu hc Phù Đng đc sách v Bác H trong “Không gian văn hóa H Chí Minh” ca trưng

Bằng việc tạo ra “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong sân trường, cô Thúy An nhận định, đây sẽ là một trong những cách thức đơn giản song cũng không kém phần hiệu quả giúp học sinh hiểu hơn về TP.HCM – thành phố mà các em đang sống, hiểu hơn những câu chuyện về Bác gắn với thành phố, thích thú hơn với các bài học lịch sử. Đặc biệt là các câu chuyện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trở nên gần gũi hơn, các em sẽ trân trọng hơn các giá trị lịch sử của thành phố.

“Không gian văn hóa H Chí Minh” trong Vưn đc sách

Đây là mô hình được Trường Tiểu học Phù Đổng (Q.6) đưa vào hoạt động trong năm học này. Theo đó, không gian được trưng bày với nhiều đầu sách viết về Bác Hồ ở nhiều thể loại được nhà trường mua và quyên góp từ học sinh, phụ huynh, giáo viên; được chọn lọc kỹ, phù hợp với lứa tuổi học sinh và đội ngũ giáo viên. Ngoài ra, đó còn là các đầu sách ở nhiều phương diện về TP.HCM, gắn liền với sự phát triển của thành phố trong suốt chiều dài lịch sử. Cô Đỗ Nhật Kim Thi (Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học Phù Đổng) cho hay, “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” được nhà trường xây dựng với mong muốn mở ra một không gian văn hóa độc đáo, gần gũi về Bác Hồ và TP.HCM với học sinh trong khuôn viên trường. Tại đây, nhiều đầu sách còn giới thiệu đến học sinh các nét văn hóa, kiến trúc, ẩm thực độc đáo của TP.HCM. Vào mỗi giờ ra chơi và các giờ đọc sách, học sinh từng lớp sẽ vào Vườn đọc sách cùng đọc, cùng tìm hiểu những câu chuyện về Bác… “Với học sinh tiểu học, điều gì mới lạ sẽ luôn thu hút các em. Không phải đi đâu xa, ngay trong Vườn đọc sách, các em cũng có thể tìm hiểu về các nét đặc trưng của thành phố, lắng nghe những câu chuyện lịch sử, những mẩu chuyện về Bác Hồ…, sẽ khiến các em thích thú. Từ không gian này cũng là cách nhà trường giáo dục học sinh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” một cách sinh động nhất”, cô Kim Thi cho biết.


Giáo viên Trưng Tiu hc Phù Đng tranh th thi gian ngh trưa đc sách v Bác H

Chia sẻ về nội dung xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong nhà trường, ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhấn mạnh, đây phải là nội dung quan trọng cần được các trường quan tâm, triển khai xây dựng một cách phù hợp với đặc thù nhà trường, lứa tuổi học sinh và gắn với đặc thù của TP.HCM. Làm sao học sinh TP.HCM phải biết sâu hơn, hiểu rõ hơn học sinh các địa phương khác những nội dung, kiến thức về TP.HCM và Bác Hồ. Khi tốt nghiệp THCS, các em phải có những hiểu biết, nhận thức rõ nét về nội dung này. Tại TP.HCM, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định: “Thông qua xây dựng thành phố thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nếp sống, đặc trưng văn hóa của đảng viên và nhân dân thành phố. Đây là một trong các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, đạo đức…”.

Trong định hướng xây dựng và phát triển không gian văn hóa Hồ Chí Minh, TP.HCM đặt ra nhiệm vụ không chỉ xem xét về quy hoạch để phát triển thêm những công trình văn hóa, những thiết chế văn hóa vật thể, mà còn xây dựng nhiều hơn những hoạt động nghệ thuật, những chương trình, sản phẩm nghệ thuật phi vật thể. Xây dựng những công trình văn hóa gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh không giới hạn ở những nơi mà Bác đi qua, Bác dừng chân.

Việc các trường học ở TP.HCM triển khai xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong nhà trường là cách thức để ngành giáo dục TP.HCM chung tay, góp sức cùng thành phố từng bước xây dựng TP.HCM trở thành “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI.

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)