Đã hơn 6 năm sau ngày mất của Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Nguyễn Lân nhưng những kí ức về nguời cha và cũng là người thầy đầu tiên vẫn vẹn nguyên qua lời kể của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Cha tôi, Nhà giáo nhân dân (NGND) Nguyễn Lân đã được nhiều người biết đến với những đóng góp cho nền giáo dục nước nhà. Cụ là người thầy giáo mẫu mực trong suốt cuộc đời gần một thế kỷ.
Với chúng tôi, Cụ là người thầy lớn đã chỉ ra cho chúng tôi cách vượt qua biết bao nhiêu khó khăn của những năm tháng chiến tranh gian khổ để trưởng thành lên như ngày hôm nay. Hiện tại trong 8 người con của Cụ, có tới 7 người là Tiến sĩ, trong đó 3 người được phong hàm Giáo sư và 3 Phó giáo sư.
Những năm tháng gian khó
Cha tôi sinh ra từ một làng quê nghèo. Ông cụ từng kể: “Nhà rất nghèo lại không có ruộng đất gì trong một miền bạc điền, thường xuyên bị hạn hán, bố mẹ mất sớm, bốn anh em nheo nhóc, bố tôi đành phải bỏ làng ra đi tha phương cầu thực”…
Những năm tháng gian khó
Cha tôi sinh ra từ một làng quê nghèo. Ông cụ từng kể: “Nhà rất nghèo lại không có ruộng đất gì trong một miền bạc điền, thường xuyên bị hạn hán, bố mẹ mất sớm, bốn anh em nheo nhóc, bố tôi đành phải bỏ làng ra đi tha phương cầu thực”…
NGND Nguyễn Lân
Ông cụ may mắn được một người anh họ, vì nhận thấy tư chất cậu bé Lân thông minh và hiếu học nên được đưa ra Hải Phòng nuôi cho ăn học. Con đường học vấn của cha tôi bắt đầu đơn giản như thế.
Sau này khi thi vào trường Bưởi, cha tôi đã nhận được học bổng toàn phần. Năm 1925 hồi đó khi còn là học sinh trung học, cha tôi đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên “Cậu bé nhà quê”. Đó là một phần tự truyện về thời thơ ấu của cha tôi. Nhà văn Nguyễn Khải đánh giá cha tôi là một trong những người đầu tiên viết tiểu thuyết ở Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết này về sau được dịch sang tiếng Pháp và đến năm 1934 được xác định dùng làm sách giáo khoa cho học sinh. Ông cụ tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương năm 1932. Từ đó cha tôi gắn bó suốt đời mình với sự nghiệp trồng người và sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
“Cậu bé nhà quê” thời đó về sau đã trở thành một nhà giáo nổi tiếng có công đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh. Ông trở thành một nhà quản lý giáo dục, trở thành một nhà nghiên cứu với 42 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có nhiều cuốn Từ điển có giá trị.
Chúng tôi còn nhớ rõ trong thời gian kháng chiến chống Pháp cha tôi làm nhiệm vụ quản lý giáo dục ở Liên khu X và sau đó là ở Liên khu Việt Bắc. Với số lương tính bằng thóc hết sức ít ỏi cha tôi chi có thể trích một phần rất nhỏ để tự mình rong ruổi bằng xe đạp đến khắp các tỉnh trên Việt Bắc nhằm chỉ đạo việc phát triển giáo dục trung tiểu học.
Chúng tôi còn nhớ rõ trong thời gian kháng chiến chống Pháp cha tôi làm nhiệm vụ quản lý giáo dục ở Liên khu X và sau đó là ở Liên khu Việt Bắc. Với số lương tính bằng thóc hết sức ít ỏi cha tôi chi có thể trích một phần rất nhỏ để tự mình rong ruổi bằng xe đạp đến khắp các tỉnh trên Việt Bắc nhằm chỉ đạo việc phát triển giáo dục trung tiểu học.
Cha tôi còn tự viết sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam cho các cấp học, tự biên soạn Từ điển Muốn đúng chính tả để dùng cho thày trò các trường, tự soạn lấy đề thi trên cơ sở các đề do các trường gửi về rồi tự tay đánh máy và niêm phong các đề thi này… Có thể nói trong khói lửa chiến tranh và vượt qua muôn ngàn khó khăn cha tôi đã dốc hết tâm lực xây dựng ngành giáo dục phổ thông trong địa bàn rộng lớn được giao phó và đã đạt kết quả rất tốt.
Niềm vinh dự to lớn mà cha tôi được tiếp nhận đó là thư khen của Bác Hồ với lời khen về “Một Giám đốc có tà”i cùng với một bộ quần áo lụa màu nâu gụ bên trong có thêu dòng chữ “Chúng cháu kính dâng Bác Hồ”. Những phần thưởng cao quý này cha tôi đã trao tặng lại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trước khi nghỉ hưu.
Những bài học
Cho đến gần cuối đời cha tôi luôn rất khoẻ mạnh nhờ nghiêm túc và điều độ trong sinh hoạt, không hề uống rượu, hút thuốc, tự nghĩ cho mình một bài tập thể dục và không sáng nào không thực hiện bài tập ấy, sau đó tắm nước lạnh, kể cả những tháng lạnh giá nhất của mùa đông.
Niềm vinh dự to lớn mà cha tôi được tiếp nhận đó là thư khen của Bác Hồ với lời khen về “Một Giám đốc có tà”i cùng với một bộ quần áo lụa màu nâu gụ bên trong có thêu dòng chữ “Chúng cháu kính dâng Bác Hồ”. Những phần thưởng cao quý này cha tôi đã trao tặng lại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trước khi nghỉ hưu.
Những bài học
Cho đến gần cuối đời cha tôi luôn rất khoẻ mạnh nhờ nghiêm túc và điều độ trong sinh hoạt, không hề uống rượu, hút thuốc, tự nghĩ cho mình một bài tập thể dục và không sáng nào không thực hiện bài tập ấy, sau đó tắm nước lạnh, kể cả những tháng lạnh giá nhất của mùa đông.
Đại gia đình NGND Nguyễn Lân
Cách đây 16 năm, trước nỗi đau mất mẹ tôi và chị Tề Chỉnh, chúng tôi tưởng chừng cha không thể gượng dậy được. May mắn thay, cuốn “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, một công trình mà cha tôi đã nung nấu từ lâu đã giữ được cụ ở lại với đàn con. Tình yêu và nghị lực đã giúp cụ hoàn thành cuốn Từ điển dày dặn này.
Sau nhiều năm một mình âm thầm chuẩn bị, cha tôi bắt đầu đặt bút viết vào tuổi 90. 5 năm sau, ở tuổi 95, cụ đã hoàn thành bộ Từ điển đồ sộ với 2.200 trang, gần đây lại đã được tái bản với số lượng lớn. Năm ấy chúng tôi xin phép được làm Lễ mừng thọ cha tôi 95 tuổi nhưng cụ hẹn rằng hãy đợi đến khi tròn 100 tuổi. Chúng tôi vẫn tin rằng cụ vẫn đủ sức vượt qua ngưỡng tuổi 100. Bởi vì cho đến cách khi mất trên một năm cụ vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh.
Hơn nửa thế kỷ liền cụ đã tạo riêng cho mình và thực hiện đều đặn một bài tập kéo dài 2 giờ mỗi buổi sáng để tự rèn luyện thể lực và trí lực. Không có sự rèn luyện khoa học và kiên trì như vậy thì làm sao một “cậu bé nhà quê”, là con của một bà mẹ nghèo, vốn sinh ra rất yếu ớt lại có thể sống khoẻ mạnh, không có bệnh tật gì cho đến gần 100 tuổi. Cụ vẫn thường vui vẻ nói: “Tôi có hai điều hạnh phúc lớn. Một là, các con đều ngoan và có ích cho xã hội; Hai là, cho đến nay tôi vẫn không có bệnh tật gì”.
Hơn nửa thế kỷ liền cụ đã tạo riêng cho mình và thực hiện đều đặn một bài tập kéo dài 2 giờ mỗi buổi sáng để tự rèn luyện thể lực và trí lực. Không có sự rèn luyện khoa học và kiên trì như vậy thì làm sao một “cậu bé nhà quê”, là con của một bà mẹ nghèo, vốn sinh ra rất yếu ớt lại có thể sống khoẻ mạnh, không có bệnh tật gì cho đến gần 100 tuổi. Cụ vẫn thường vui vẻ nói: “Tôi có hai điều hạnh phúc lớn. Một là, các con đều ngoan và có ích cho xã hội; Hai là, cho đến nay tôi vẫn không có bệnh tật gì”.
Gia đình GS Nguyễn Lân Dũng và cụ Nguyễn Lân
Nhưng bệnh ung thư tai ác nào có từ ai! Cụ đã phải vĩnh viễn xa lìa gia đình, các bạn bè và biết bao học trò yêu quý vào lúc 13 giờ 43 phút ngày 7 tháng 8 năm 2003. Ông cụ ra đi thanh thản và nhẹ nhàng, nhưng để lại một khoảng trống quá lớn trong lòng mỗi chúng tôi, một khoảng trống không gì có thể bù đắp nổi.
Cha tôi sẽ mãi mãi yên nghỉ ngay cạnh mẹ của chúng tôi, người mà cha tôi suốt đời hết mực thủy chung, suốt đời yêu thương, suốt đời chia sẻ ngọt bùi, người đã chung sức cùng cha tôi động viên, giáo dục cả một đàn con cháu đông đúc. Căn buồng nhỏ của cụ ở Khu tập thể Kim Liên với một chiếc giường đơn, một tủ sách, một bàn viết nhỏ mà trên đó cụ đã từng viết 18 tác phẩm và những bộ Từ điển đồ sộ từ hai năm nay đã vắng bóng cụ.
Nhưng cha tôi vẫn còn sống mãi trong tâm trí chúng tôi và biết bao thế hệ học trò, đồng nghiệp. Chúng tôi vô cùng tự hào về cái gia tài tinh thần mà cụ đã để lại cho muôn đời con cháu. Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta. Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình.
NGND Nguyễn Lân và 7 người con trai
Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh, phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác. Tất cả vốn tài sản quý giá này của cha tôi là truyền thống tốt đẹp của gia đình. Các thế hệ chúng tôi sẽ xin ghi lòng tạc dạ và nhắc nhở nhau luôn luôn soi vào tấm gương của cha để học tập, rèn luyện, phấn đấu và hết lòng phục vụ nhân dân trên mỗi cương vị công tác của mình.
Vài nét về NGND, GS Nguyễn Lân
Giáo sư Nguyễn Lân sinh năm 1906.
Năm 1927: Ông đỗ thủ khoa vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.
Năm 1945: Ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm đốc lý ở Huế.
Năm 1946: Ông trở ra Hà Nội và dạy học tại trường Chu Văn An.
Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67.
Năm 1988: Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
Năm 2001: Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ.
Ngày 7 tháng 8 năm 2003: Ông qua đời ở tuổi 97.
|
Theo VTC News
Bình luận (0)