Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phân luồng sau trung học: Trường nghề là “cửa cuối”

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù các trưng đã có nhiu gii pháp đy mnh hưng nghip và phân lung hc sinh sau trung hc, tuy nhiên, theo đánh giá ca lãnh đo mt s trưng ngh, vi kết qu như hin nay là tht bi.

Đi din mt trưng ngh tr li thc mc ca ph huynh hc sinh trong chương trình tư vn tuyn sinh, phân lung hc sinh sau THCS năm 2019 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc ti Q.Bình Thnh

Tại TP.HCM, lộ trình từ năm 2015 đến 2020 phấn đấu có 30% học sinh THCS-THPT vào học TCCN hoặc TC nghề. Cụ thể, năm 2019, TP đề ra 70% học sinh THCS vào lớp 10 công lập, còn lại 30% phân luồng; đến năm 2020, tỷ lệ học sinh THCS vào lớp 10 công lập chỉ còn khoảng 60% và 40% phân luồng.

Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức) phân tích, 30-40% là con số khá lớn nhưng tâm lý của học sinh và phụ huynh bằng mọi giá phải vào lớp 10, không vào được trường công lập thì vào trường tư thục, trung tâm GDNN-GDTX và xem trường nghề là “cửa cuối”. Với tâm lý này thì khó đạt kết quả phân luồng như đề án của TP cũng như của cả nước. Nguyên nhân nữa khiến kết quả phân luồng thấp là do các trường THCS-THPT hiện nay chưa làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp và phân luồng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho rằng, vào lớp 10 trường tư thục hoặc vào trung tâm GDNN-GDTX cũng được tính trong phân luồng là chưa hợp lý. Do đó, ông Lý đề nghị cần xem lại và không tính số này vào tỷ lệ phân luồng. Tương tự, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương) khẳng định, mặc dù các trường nghề cũng đã phối hợp với các trường THCS-THPT trên địa bàn TP tổ chức những buổi tư vấn hướng nghiệp, phân luồng tại trường, tại doanh nghiệp có sự tham gia đông đủ của học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn, bởi trừ các em có hoàn cảnh thật sự khó khăn mới vào trường nghề để vừa học văn hóa vừa học nghề nhằm giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, thì số còn lại đều vào lớp 10 trường tư thục. 

Đ án “Giáo dc hưng nghip và đnh hưng phân lung hc sinh trong giáo dc ph thông giai đon 2020-2025” ca Chính ph đưa ra mc tiêu: Có ít nht 30%-40% hc sinh tiếp tc h các cơ s giáo dc ngh nghip đào to trình đ sơ cp và TC; có ít nht 45% hc sinh  vùng thun li và 35% hc sinh  vùng khó khăn tt nghip THCS hc tp ti các cơ s giáo dc ngh nghip đào to trình đ CĐ…

Bà Thủy cho biết thêm, không chỉ tư vấn hướng nghiệp ở trường phổ thông ngay từ đầu mà trong thời gian các em học tại trường nghề, nhà trường cũng bám sát, theo dõi năng lực, sở thích của các em xem có phù hợp với nghề đã chọn hay không, nếu chưa sẽ tạo điều kiện để các em chuyển sang học nghề khác. “Để không lãng phí thời gian, tiền bạc, công tác hướng nghiệp thực chất tại trường THCS-THPT là cực kỳ quan trọng. Việc này phải làm thường xuyên và người đảm trách phải có một trình độ, nghiệp vụ nhất định. Công tác hướng nghiệp, phân luồng sẽ hiệu quả hơn khi người học được tiếp cận môi trường làm việc trong tương lai, được lắng nghe, trao đổi với những người đã và đang làm nghề mà các em đang theo học”, bà Thủy gợi ý.

Nhằm trang bị kiến thức, nghiệp vụ hướng nghiệp cho giáo viên các trường THCS-THPT, mới đây, Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên TP.HCM đã tổ chức hội nghị tập huấn dành cho giáo viên và bí thư chi đoàn các trường. Qua đó, người làm công tác hướng nghiệp có cơ sở tư vấn, hướng dẫn các em trong việc lựa chọn ngành nghề và hướng đi sau trung học. Ông Trần Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) khuyên: Các trường TC-CĐ trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp cơ bản đã đầu tư tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề. Sau THCS, người học có thể đăng ký vừa học văn hóa, vừa học nghề sớm để tham gia thị trường lao động.

Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhìn nhận, công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học đã được các trường tích cực tìm giải pháp thực hiện song chưa đồng bộ dẫn đến kết quả chưa cao. Do đó, thay vì kêu ca không tuyển sinh được thì các trường nghề phải tích cực hơn nữa, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, với các trường trung học để làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp, phân luồng nhằm tìm nguồn tuyển sinh.

Bài, ảnh: T.Anh

Bình luận (0)