Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nếu em là người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”

Tạp Chí Giáo Dục

Trong quá trình dy hc, tôi dùng nhiu phương pháp khác nhau đ đi mi tiết dy, hn chế dy “mt màu” khiến hc sinh hc theo trình t máy móc, nhàm chán, thiếu sáng to.


Mt tiết hc môn văn ca hc sinh Trưng THPT Trn Quang Khi, TP.HCM (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Trong một số tiết dạy, kiểm tra dành cho học sinh lớp 12, tôi áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, làm mới theo cách của mình và vận dụng văn bản mang tính thời đại. Vừa qua, dạy văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, tôi tương tác với học sinh “đọc tới đâu trả lời tới đó” theo kiểu trải nghiệm cùng văn bản. Chẳng hạn, đọc đến đoạn A., tôi đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời nội dung liên quan đoạn vừa đọc; đọc đến đoạn B., cho học sinh ứng xử tình huống. Đây cũng là cách trải nghiệm để học sinh nắm vững nội dung câu chuyện, xử lý tình huống theo cách của mình. Trong bài học này, ngoài những câu hỏi liên quan đến nội dung văn bản, tôi đặt ra hai câu hỏi xử lý tình huống như sau: Thứ nhất, nếu là người đàn bà trong tác phẩm, em có “cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn” (SGK trang 72). Thứ hai, khi nghe Đẩu (vị chánh án trong tác phẩm) nói: “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào?” (SGK trang 74). Nếu em là người đàn bà ấy, em có bỏ người chồng vũ phu ấy không?

Qua hai tình huống này, tôi nhận được những góc nhìn của học sinh – chỉ vài em trả lời cam chịu, không bỏ chồng để con có đầy đủ cha mẹ, vì con mà người mẹ đành cam chịu. Còn đa phần học sinh trả lời với sự phản biện khá thú vị, dù thời gian dành cho mỗi câu hỏi từ 5-10 phút. Đơn cử như câu trả lời của em Nguyễn Anh Thư: “1/ Nếu em là người đàn bà trong câu chuyện, em sẽ không đồng ý cam chịu như vậy. Vì thương cho chính bản thân mình và thương cho cả con của mình nên em sẽ vùng dậy. 2/ Khi nghe chánh án Đẩu nói, nếu là người đàn bà, em sẽ bỏ người chồng vũ phu ấy. Vì không muốn mình và con phải chịu cảnh tượng “chồng đánh vợ – cha đánh con”. Dù có thương chồng vì khổ cực vất vả, vì gia đình nhưng lại vũ phu, bạo lực thì em cũng sẽ bỏ người chồng đó”. Còn với em Ngọc Diễm: “1/ Em không cam chịu những việc như vậy. Vì đã là vợ chồng thì mình nên tìm cách giải quyết và khắc phục chứ không phải dùng bạo lực để giải quyết mọi việc. Trong một cuộc hôn nhân, chúng ta cần phải tôn trọng lẫn nhau, đã là gia đình thì chúng ta nên yêu thương, san sẻ mọi điều. Là một người phụ nữ, một người vợ, chúng ta phải có tiếng nói riêng để tự bảo vệ bản thân ra khỏi những cuộc bạo lực trong gia đình. 2/ Nếu em là người đàn bà ấy, em sẽ không bỏ người chồng vũ phu đó. Cái gì cũng có thể giải quyết, thay vì nhẫn nhịn để bị hành hạ thì mình phải đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình. Em không bỏ chồng là vì các con, vì gia đình. Đã là vợ chồng thì chúng ta nên chia sẻ những khó khăn với nhau để hiểu nhau hơn, chứ không phải dùng bạo lực để giải quyết vấn đề”…

Đó là góc nhìn của học sinh nữ. Còn góc nhìn của học sinh nam thì sao? Cách xử lý tình huống của một số em khá thú vị. Cụ thể, với em Hoàng Phước: “1/ Nếu em là người đàn bà trong câu chuyện, em sẽ không nhẫn nhịn cam chịu. Bởi vì đánh người khác không phải để tự vệ là sai và nếu cam chịu là mình đang cổ vũ cái xấu. 2/ Nếu em là người đàn bà, em sẽ bỏ người chồng vũ phu ấy, vì không ai trên đời lại muốn mình bị đánh như vậy, ông ta còn đánh người xung quanh, như thế thì ông bị tha hóa, trở thành một con thú khát máu mất tính người”. Trong khi đó, với em Hoàng Tùng: “1/ Em không cam chịu nếu em là người đàn bà trong câu chuyện. Còn nếu là một người đàn ông thì không bao giờ cho bản thân được phép sử dụng vũ lực tác động lên người phụ nữ cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chỉ vì nghèo khó mà người đàn ông đánh đập vợ mình thì thật là hèn. Đồng thời, những cảnh tượng bạo hành gia đình ấy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những đứa con sau này. Vì đã được gọi là chồng thì phải có trách nhiệm che chở và bảo vệ gia đình nếu người chồng thực sự yêu vợ con”…

Nếu em là người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” qua góc nhìn của những học sinh tuổi 18 là như thế. Có thể nói, lắng nghe tiếng nói của học sinh cũng là tiếng lòng của người trẻ trong thời đại mới.

Thái Hoàng
(Trưng THCS-THPT Bác Ái, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)