Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Kết nạp Đảng trên quê mẹ”, bài thơ xúc động lòng người

Tạp Chí Giáo Dục

Mt khi thơ xut phát t tâm hn, t đáy lòng mình mi lay đng tâm hn ngưi đc. Bi khi đó, luôn có si dây đng điu, đng cm vô hình gia tác gi và ngưi đc, ngưi đng sáng to. “Kết np Đng trên quê m” ca nhà thơ Chế Lan Viên là mt bài thơ hi t đy đ nhng yếu t quý báu đó.


Nhà thơ Chế Lan Viên

Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở làng An Xuân, huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Lớn lên, ông lại gắn bó với nhiều vùng đất khác, trong đó có Bình Định, mảnh đất in đậm dấu ấn thuở thiếu thời của ông. Suốt quãng thời gian dài cho đến 1945, ông ít có dịp về quê mẹ (cũng là quê bố) nơi làng An Xuân, Cam Lộ… Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia kháng chiến nên có dịp đi lại, hoạt động ở một địa bàn rộng lớn từ Thanh – Nghệ – Tĩnh đến Bình Trị Thiên. Trong thời gian này, ông thật sự gắn bó với quê hương Quảng Trị. Ông hiểu thêm về con người, cảnh vật và những gì thiêng liêng nhất của quê hương. Tháng 7-1949, trong chiến dịch Tà Cơn đường 9, gần quê nhà, ông vinh dự được kết nạp vào Đảng. Bài thơ “Kết nạp Đảng trên quê mẹ” được ra đời trong tâm trạng xúc động và thiêng liêng ấy.

Mở đầu bài thơ là tâm trạng đầy xúc động của người con quê hương khi trở về trên mảnh đất “chôn rau cắt rốn” và điều thiêng liêng nhất, tự hào nhất là được đứng vào hàng ngũ của Đảng: Giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời/ Kết nạp Đảng, bỗng quay về quê mẹ!/ Có phải quê hương gọi ta về đấy nhỉ?/ Dặn dò ta, khuyên nhủ ta thêm/ Trong buổi đầu, ta theo Đảng đi lên. Dù đã trưởng thành, nhưng tác giả vẫn thấy mình còn nhỏ bé, vẫn cần được mẹ quê hương “dặn dò, khuyên nhủ” trong giờ phút trọng đại của đời mình. Cũng cỏ cây, cũng sỏi đá quen thuộc gắn bó với tuổi ấu thơ thuở nào nay tác giả bỗng thấy thật lung linh, huyền ảo. Cảm hứng thực tại đã làm cho tác giả xúc động bởi từ giờ phút này mình đã trở thành người của Đảng: Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác/ Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt/ Đá sỏi, cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng?/ Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn/ Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết!/ Tôi cúi đầu nghe, dặt dìu, tha thiết/ Cây cỏ trời mây, kẻ mất người còn/ Trong mơ hồ, trăm tiếng của quê hương. Có gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương mới thấu hiểu tầng sâu thắm tâm tình của quê hương. Tác giả “cúi đầu” trước quê hương, trước mẹ hiền để nghe tất cả tiếng quê hương vọng về từ khoảng trời quá khứ đau thương: Tiếng mẹ bảo bên tai: “Con hãy nhớ/ Bà con quê ta đói nghèo lam lũ/ Cuộc sống xưa như nước chảy mất dòng/ Không ai thương như cỏ nội giữa đồng/ Con chim bỏ trời quê ta bay xứ khác/ Đất chẳng nuôi người, người không nuôi nổi đất/ Chiếc khăn xanh mẹ bịt ở trên đầu/ Đã từng che hai thứ tóc buồn đau/ Mẹ trông ở đời con… Con hãy gắng/ Con đi đi… Từ nay con có Đảng”. Lời của mẹ cũng là lời của Đảng, đã giác ngộ lý tưởng cho tác giả trên bước đường phấn đấu, trưởng thành. Đi theo Đảng để góp phần giải phóng quê hương, để thay đổi cuộc đời cho người dân lam lũ, cho mỗi con người sống biết ngẩng cao đầu. Lời của mẹ tha thiết khi động viên, giục giã con lên đường. Từ lời động viên của mẹ kính yêu, tác giả bồi hồi trước những cảnh đau thương, khắc nghiệt của quê hương mình: Tôi nhìn ra thấy máu thịt quê hương/ Như đang dâng thành núi lại thành cồn/ Ôi gió Lào ôi! ngươi đừng thổi nữa/ Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười/ Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng/ Của đồn giặc mấy năm trời chiếm đóng/ Đảng kính yêu! Tôi tìm Đảng giữa nơi này/ Như chờ vang tiếng sét xé trời mây. Miền đất nắng lửa với gió Lào đã làm cho vạn vật trở nên khô cằn, xơ xác. Từ cảm thán “Ôi” bộc lộ cảm xúc cao độ của tác giả trước cảnh nghèo của quê hương dưới ách chiếm đóng của giặc. Cuộc sống vốn đã khổ đau càng khổ đau hơn. Trong cảnh đời tăm tối, tác giả đến cùng Đảng như đến cùng tiếng sét xé toang màn mây đen, mang lại ánh mặt trời.

Từ thực tại đứng trước Đảng kỳ trong giờ phút thiêng liêng, tác giả đưa người đọc trở về cùng hình ảnh người mẹ bằng thời gian hoài niệm sâu lắng. Tôi đứng trước Đảng kỳ, mắt rưng lệ/ Phút mơ ước, sao thiếu hình bóng mẹ?/ Giặc bao vây ngăn lối chặn đường/ Thiếu cả gia đình ngay giữa đất quê hương! Hình ảnh Đảng và hình ảnh mẹ kính yêu đan xen nhau… “Nhưng Đảng kỳ đây chính là của mẹ”. Đúng như vậy, Đảng tiên phong đấu tranh vì hạnh phúc, vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân! Đảng kỳ là của Đảng đồng thời cũng là của người dân bị áp bức khát khao vùng lên, song hành trên chặng đường đấu tranh giành độc lập. Mẹ ơi, mẹ không là đồng chí/ Nhưng Đảng kỳ đây chính là của mẹ/ Đời khổ đau mẹ đứng dưới cờ này/ Mẹ đói nghèo, hàng ngũ bên con đây (…) Đảng mến yêu, có phải mẹ giới thiệu con vào?/ Từ buổi dạy con lòng thương ghét ban đầu/ Tự quê mẹ nghèo, tự đời mẹ khổ/ Tự giọt lệ khóc tù đi biệt xứ/ Tự nắm cơm khô đưa cán bộ thoát làng/ Từ tiếng thét căm thù vì giặc giã, vua quan… Giọng thơ mạnh mẽ, nhịp điệu dồn dập, hơi thơ như dồn nén nói lên bao nỗi khổ đau của người mẹ quê hương, của người dân ngày xưa sống trong đêm dài mất nước. Chính người mẹ đã dạy cho con chân lý cuộc đời, biết yêu và biết ghét; biết sống làm người có ích cho đất nước, quê hương. Vì thế, khi có tiếng gọi của Đảng, người dân đã một lòng theo Đảng, sống chết cùng Đảng để giành độc lập, tự do; giành quyền sống, quyền làm người. Đúng là “Mẹ và quê hương, đất nước và Đảng đã hòa quyện vào nhau, đã hài hòa làm thành một khối”.

Trở về thực tại, từ trong tâm khảm, tác giả cảm nhận cả quê hương thân yêu, gắn bó bao đời đã giới thiệu mình vào Đảng. Đó là niềm vinh dự lớn nhất của cuộc đời vì được quê hương tin tưởng, giao phó trọng trách cho mình. Cảm động làm sao cả hình ảnh quê nghèo thấm đẫm nước mắt nhưng giàu lòng tin yêu cách mạng, tin yêu Đảng đang hiện diện quanh mình. Đó là bờ tre, bãi sắn; là rẫy bắp, vườn tiêu; là  đồi cỏ tranh; là những người bạn tuổi nhỏ thuở nào… Tưởng như cả quê hương giới thiệu tôi vào Đảng/ Rẫy bắp, vườn tiêu, bờ tre, bãi sắn/ Những đồi tranh ăn độc gió Lào/ Cả trại tù Lao Bảo chốn rừng sâu/ Ôi tiếng đầu tiên gọi ta “đồng chí”/ Là tiếng quê hương ấm lành Quảng Trị/ Những đảng viên đầu tiên đứng sát bên tôi/ Là bạn thuở nhi đồng áo vá cơm khoai. Từ cảm thán (Ôi) vang lên thật xúc động, thiêng liêng. Hai tiếng “Đồng chí” bỗng trở nên gần gũi, ấm áp lạ thường. Bởi đó chính là tiếng nói của con người quê hương cùng chung chí hướng, chung lý tưởng cao đẹp. Giây phút trào dâng cảm xúc nhất là giây phút đứng trước Đảng kỳ tuyên thệ nguyện trung thành với Đảng, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Phút đưa tay lên chào Đảng kỳ, đưa tay tuyên thệ thật thiêng liêng trong cuộc đời; không thể nào quên được: Tôi đứng dưới cờ, đưa tay tuyên thệ/ Trên đất quê hương mang hình bóng mẹ/ Ngỡ chừng như vừa sinh lại lần đầu/ Đảng trở thành nơi cắt rốn chôn rau. Thật diệu kỳ bởi người mẹ sinh thành ra người con và nay Đảng, “người mẹ vĩ đại sinh thành ra người chiến sĩ”. Đảng ở đây đã hóa thân vào quê hương, đất nước thân yêu. Lòng dân ý Đảng là một, luôn hòa quyện vào nhau, không thể tách rời bởi Đảng luôn yêu dân và dân luôn đặt niềm tin sắt son vào Đảng.

Đọc lại bài thơ “Kết nạp Đảng trên quê mẹ” giữa những ngày đất nước kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng càng cảm nhận được cảm xúc thiêng liêng của người chiến sĩ – nhà thơ khi được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng. Bài thơ lay động lòng người bởi mạch cảm xúc chân thành, chân thực và giọng thơ hào hùng, đầy chất chính luận, chất trữ tình sâu sắc, hòa quyện; lấp lánh những hạt vàng trí tuệ của một tâm hồn thơ tài hoa.n

Lê Đc Đng

* Tài liệu tham khảo: Đến với thơ Chế Lan Viên – NXB Thanh Niên, năm 2000. Thơ Tố Hữu – NXB Giáo Dục, năm 1998.

Bình luận (0)