Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nghệ thuật không chỉ đơn giản là nghệ thuật

Tạp Chí Giáo Dục

Trong kho tàng văn hc thế gii, có rt nhiu tác phm xúc đng và sâu sc mà tác gi đã dành nhiu tâm huyết đ to nên, khiến đc gi phi tâm đc đc li nhiu ln. Có nhng tác phm như mt chiếc chìa khóa thn k, m ra cánh ca tâm hn, làm cho ta nhn thc đưc nhiu điu hay l phi.


Mt tiết sân khu hóa tác phm văn hc do hc sinh THCS thc hin (nh minh ha)

Trong đó, tác phẩm mà tôi tâm đắc nhất là truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn Mỹ Ô-hen-ri. Trong truyện, người đọc ấn tượng với nhân vật Bơ-mơn – một người có tấm lòng nhân ái và khát khao nghệ thuật chân chính.

Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh cuộc sống của ba nhân vật, đó là ông Bơ-mơn, Gion-xi và Xiu. Họ có cùng đam mê về nghệ thuật nên đã thuê một căn phòng ở tầng thượng để làm xưởng vẽ. Gion-xi tội nghiệp không may đã mắc căn bệnh viêm phổi, khiến cô tuyệt vọng vô cùng. Bệnh tình cô càng ngày càng nặng, cô tự trút sự sống mình trên chiếc lá cuối cùng ở cây nho trước nhà, tự nhủ rằng khi nào chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cô sẽ buông bỏ mọi thứ. Ngày ngày như vậy, cô cũng đếm từng chiếc từng chiếc rụng rồi bay mất, cô chán ngắt với mọi thứ, và hết hy vọng để sống. Xiu thấy vậy, kể cho ông Bơ-mơn về những ý nghĩ kỳ quặc đó của Gion-xi và cần một sự trợ giúp.
Ông Bơ-mơn là một họa sĩ già, đã ngoài 60 tuổi. Ông ước mơ cả cuộc đời mình vẽ lên một bức tranh kiệt tác nhưng hơn 40 năm cầm cọ, ông vẫn chưa vẽ được tác phẩm nào cho ra hồn. Ông phải kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho các họa sĩ. Cuộc đời bất hạnh là vậy nhưng khát khao nghệ thuật trong ông vẫn chưa bao giờ là vụt tắt. Nghe Xiu kể những chuyện đau lòng như vậy, ông với “cặp mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng” và hét to lên: “Sao! Trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư?”. Lòng nhân ái trong một họa sĩ già khơi dậy, ông cố gắng tìm cách để tạo nên một niềm tin, niềm hy vọng sống cho cô gái trẻ. Trong đêm mưa bão ngập tràn, ông đã dồn hết tâm huyết để vẽ lên một tác phẩm, chẳng nghĩ đó sẽ là kiệt tác, ông chỉ muốn giúp đỡ một cô gái trẻ. Sáng tỉnh dậy, Gion-xi bất ngờ khi chiếc lá cuối cùng vẫn nằm nguyên vẹn đó, dù trời tối qua mưa rất lớn. Gion-xi cứ nghĩ ngày mai nó sẽ rụng thôi, nhưng hôm sau chiếc lá vẫn nằm yên ở đó, chẳng động đậy gì khiến Gion-xi lại càng có thêm hy vọng sống. Ông Bơ-mơn đã vẽ bức tranh trong một hoàn cảnh và thời gian, bởi có lẽ nhắc đến thì chắc chưa có ai có thể làm được. Bất chấp hiểm nguy, giông bão ông đã dành chính tài năng và tâm lực của mình để tạo nên một kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” y như thật. Theo đó, ông đã vẽ trong một đêm mưa gió khủng khiếp cùng với chiếc thang dựa vào tường mà không ai biết. Cũng vì thế mà sáng hôm sau, bác gác cổng thấy ông ốm nặng trong phòng, quần áo ướt sủng. Rồi hôm sau, vì bệnh sưng phổi nặng mà ông qua đời.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (thơ Tố Hữu), dù ông Bơ-mơn đã ra đi nhưng ông đã để lại cho đời một kiệt tác đầu tiên cũng như là cuối cùng của mình, kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”, nó đã đem lại một khát khao sống to lớn cho cô gái trẻ Gion-xi. “Chiếc lá cuối cùng” kết tinh của tấm lòng nhân ái và khát khao nghệ thuật chân chính đã tạo nên một kiệt tác.
Trong hai đặc điểm về nhân vật Bơ-mơn, đó là tấm lòng nhân ái cao cả và khát khao nghệ thuật chân chính có mối quan hệ mật thiết với nhau, bằng tình yêu thương mà ông đã thực hiện được một khát khao nghệ thuật với một kiệt tác để đời. Và chính tình yêu thương đã vực dậy hy vọng, niềm tin nghệ thuật bấy lâu nay đã tắt lịm trong ông. Đây là ý nghĩa triết lý sâu sắc từ nhân vật Bơ-mơn.
Sau khi đọc xong tác phẩm, tôi mới nhận ra rằng nghệ thuật không chỉ đơn giản là nghệ thuật nữa, nó luôn hướng tới niềm tin sự sống và hạnh phúc con người. Có người dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho nghệ thuật, có người phải bỏ ra cả tính mạng để phục vụ cho nghệ thuật. Sự sáng tạo của một người nghệ sĩ thực thụ sẽ chẳng bao giờ dừng, giống như nhân vật Bơ-mơn vậy, dù có thất bại hay không thì sự cống hiến của ông vẫn là thứ đáng được trân trọng.

Khi viết về bài văn này, trong đầu tôi cứ ấn tượng mãi những suy nghĩ về nhân vật Bơ-mơn, về tấm lòng nhân ái cao cả và khát khao nghệ thuật chân chính. Nó đã làm tôi có cái nhìn đúng đắn hơn về nghệ thuật và niềm tin, sự yêu thương của cuộc sống. Cảm ơn nhà văn Ô-hen-ri, ông đã cống hiến cho nghệ thuật nhân loại một tác phẩm truyện ngắn thật tuyệt vời.

Phi Vân
(học sinh lớp 7 Trường THCS Âu Lạc, Q.Tân Bình, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)