Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hành trình chinh phục con chữ của nữ sinh đồng bào Rục

Tạp Chí Giáo Dục

Cm trên tay t giy báo va trúng tuyn vào ngành sư phm mm non – Trưng Đi hc Sư phm Huế, em Cao Th L Hng chy ào v nhà ôm chm ly m. Hành trình chinh phc con ch ca n sinh đng bào Rc bn Mò O (xã Thưng Hóa, huyn Minh Hóa, Qung Bình) cui cùng đã có kết qu, sau bao nhiêu nhc nhn, gian kh.


Cuc sng khó khăn, bà H Th Páy vn luôn đng viên con hc ch vì tương lai

Có ch s thy ánh sáng tương lai

Đó là câu nói mà Hằng mang theo hành trang đến trường của mình trong suốt 12 năm học, từ bản làng Mò O Ồ Ồ xa xôi cho đến Trường Phổ thông DTNT tỉnh Quảng Bình. “Vào những lúc gặp khó khăn trong việc học, em thường nghĩ về câu nói ấy của mẹ để lấy lại cân bằng cho tinh thần và tiếp tục tiến về phía trước”, Hằng bộc bạch.

Hằng là con thứ 6 trong gia đình có 8 anh chị em. Hơn 2 tuổi, bố Hằng lâm trọng bệnh, qua đời. Một mình mẹ gồng gánh 8 đứa con thơ. Đói nghèo chồng chất. Hằng kể, từ những năm học THCS, nhà xa trường, dù đã được các mạnh thường quân tặng xe đạp nhưng thời tiết miền núi rất khắc nghiệt, địa hình đồi dốc nên nhiều bữa dắt xe thay vì đạp. Trời mưa thì phải lội suối, nhiều hôm bùn trơn, trượt ngã thế là buổi học hôm ấy mang nguyên cả bộ áo quần lấm lem bùn đất. Cũng có đôi khi ý nghĩ bỏ học thoáng qua, nhưng Hằng lại nhớ lời mẹ dặn nên tiếp tục nỗ lực đến trường.

Bà Hồ Thị Páy – mẹ Hằng kể, gia cảnh luôn đứng đầu danh sách hộ nghèo của thôn. Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán, nghĩ mãi vẫn không thấy con đường sáng cho mấy mẹ con. Một lần thấy các chú bộ đội Đồn Biên phòng Cà Xèng đến từng nhà vận động cho các cháu đến trường học chữ, nghe giải thích về lợi ích của việc biết chữ, ý nghĩ dù khổ đến mấy cũng phải cho con đến trường bật lên trong đầu bà. Những đứa con của bà lớn lên, bấm đốt ngón tay tròn 6 tuổi là bà đến trường xin đăng ký danh sách rồi tự bà dắt tay con lội suối đi dự khai giảng. Bà Páy kể, có những lúc nhà thiếu gạo nhưng bà không nghĩ đến chuyện cho con dừng học để lên rẫy phụ mình. Thay vào đó, bà bớt phần ăn của mình để nhường cho con ấm bụng để tập trung học chữ.


Đ đi hc, Cao Th L Hng đánh du s đi thay ca tc ngưi Rc sau hơn 60 năm ri hang đá

Năm Hằng lên lớp 7, Đồn Biên phòng Cà Xèng – đơn vị đóng quân trên địa bàn xã xét trao học bổng “Nâng bước em đến trường”, mỗi tháng 500 ngàn đồng. Bà Páy vui suốt mấy hôm. Từ đó, gánh nặng đến trường của Hằng và bà vơi bớt. Được các chú bộ đội động viên, Hằng vui vẻ đi học và nghĩ đến tương lai xa hơn. “Trong bản, nhiều bạn bè cùng trang lứa bỏ học, em đã đến động viên các bạn quay trở lại”, Hằng kể.

Năm lên lớp 10, thêm lần nữa Hằng do dự sợ mẹ vất vả vì chặng đường về Trường Phổ thông DTNT tỉnh xa hàng trăm cây số, chuyện đi lại tốn kém. Hằng bàn với mẹ dừng việc học nhưng mẹ nhất định không đồng ý. “Vất vả thì mình chịu khó. Khi nào nhớ nhà quá thì nhắn mẹ xoay xở tiền lộ phí đi xe về thăm nhà. Mẹ con mình còn có sự hỗ trợ của các chú bộ đội Đồn Biên phòng Cà Xèng nữa”, mẹ Hằng nói và khoác lên vai con chiếc ba lô áo quần, bảo con nhanh chân về trường.

Ưc mơ dìu dt các em nh tiếp bưc

Hôm Hằng nhận được giấy báo trúng tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Huế, bà Páy là người vui nhất. Bao gánh nặng nhọc nhằn tưởng chừng được cất xuống khỏi đôi vai gầy tần tảo. Bà bấm máy điện thoại, thông báo tin vui với Trung tá Phạm Xuân Ninh – Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Cà Xèng – đơn vị đã đồng hành cùng mẹ con bà suốt 6 năm qua. Là một trong số ít những gia đình ở bản Mò O Ồ Ồ quan tâm đến việc học của con cái, nhưng cuộc sống khó khăn, 3 đứa con đầu lần lượt tốt nghiệp THPT rồi rẽ lối. Chỉ có Hằng là đứa con đầu tiên thực hiện ước nguyện của bà. Việc Hằng với tới giảng đường đại học sẽ tạo ra “lối mòn” để 2 đứa con kế tiếp bước theo chị, tương lai rồi sẽ sáng.

Nhưng sau niềm vui ấy là thoáng lo âu vì đường đến trường của con lần này sẽ xa hơn. Thương mẹ, Hằng đã viết đơn trình bày nguyện vọng nhập học tại Trường Đại học Quảng Bình. Nguyện vọng đó đã được chính quyền tỉnh Quảng Bình xem xét và đề xuất ngành chức năng liên quan chấp nhận. “Ở Huế hay Quảng Bình em đều học chuyên ngành sư phạm mầm non. Em chọn Đại học Quảng Bình để được gần nhà, giảm chi phí sinh hoạt để mẹ bớt phần vất vả”, Hằng nói.

Cao Th L Hng khoe giy báo trúng tuyn đi hc cùng m

Hơn 60 năm qua, k t ngày tc ngưi Rc đưc b đi biên phòng phát hin và đưa ra khi hang đá, cuc sng ca ngưi R Thưng Hóa đã có nhiu thay đi. T con s nhân khu ít i khi va mi đưc phát hin, đi din vi nguy cơ tuyt chng, đng bào Rc hin nay đã có hơn 100 h dân vi hơn 500 nhân khu. Vic bà con thay đi phương thc sn xut t săn bt hái lưm sang canh tác lúa nưc,  nhà sàn thay vì hang đá và con em h đưc ti trưng, hc tp, đ đt vào đi hc là minh chng rõ nht cho s đi thay đó. Đ có đưc thành qu đó, ngưi R Thưng Hóa không quên nhng bưc chân đng hành ca các cán b, chiến sĩ Đn Biên phòng Cà Xèng – nhng ngưi lính lng thm giúp bà con tiếp cn và đến gn hơn vi đi sng văn minh.

Từng trải qua những năm tháng khó khăn, Hằng hiểu được sự thiếu thốn, thiệt thòi của các em nhỏ ở bản làng. Hằng luôn tự nhủ sẽ nỗ lực học tập, tiếp cận tri thức, phương pháp giảng dạy mới để sau này quay về bản làng của mình, tiếp tục dìu dắt các em nhỏ hướng đến những điều tốt đẹp. “Ước mơ của em là sẽ học tập thật tốt, tìm kiếm cơ hội trở về công tác trên chính quê hương mình, dìu dắt các em nhỏ, truyền cho các em động lực học tập để thay đổi tương lai”, Hằng chia sẻ.

Hôm tiễn Hằng về nhập học ở TP.Đồng Hới, Trung tá Phạm Xuân Ninh đến từ rất sớm, trao quà và động viên Hằng tiếp tục học tốt. “Theo kế hoạch đề ra hàng năm, chúng tôi hỗ trợ các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong suốt những năm học từ bậc tiểu học đến hết lớp 12. Tuy nhiên, với sự hiếu học của cháu Hằng, đơn vị sẽ xem xét, đề xuất nhằm tạo điều kiện cho cháu được tiếp tục con đường đại học. Chúng tôi cũng mong các nhà hảo tâm, mạnh thường quân chung tay để sẻ chia cùng cháu Hằng, giúp cháu giảm bớt gánh nặng chi phí trong những năm theo học ở thành phố”, Trung tá Phạm Xuân Ninh nói.

Thiên Phúc

Bình luận (0)