Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Giáo dục phòng, chống ma túy: Cần đẩy mạnh tuyên truyền qua mạng xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm làm tt hơn na công tác tuyên truyn, giáo dc hc sinh tránh xa ma túy, S GD-ĐT TP.HCM va yêu cu các trưng hc trên đa bàn thành ph thành lp Ban ch đo phòng, chng ma túy trong đơn v.

Hc sinh trên đa bàn TP đang xem tranh v tuyên truyn v tác hi ca ma túy do S GD-ĐT TP.HCM t chc

Trước đó, tại TP.HCM, nhiều trường học đã chủ động làm mới nội dung tuyên truyền, phòng chống tác hại của ma túy đến học sinh thông qua nhiều hình thức, như sinh hoạt dưới cờ, khẩu hiệu, ngoại khóa chuyên môn…

Trường THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức) mới đây đã tổ chức buổi mít tinh “Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS”. Trong buổi mít tinh này, học sinh trong trường được tuyên truyền giáo dục về tác hại của ma túy thông qua băng rôn, khẩu hiệu. Hình thức tuyên truyền mới mẻ này chỉ là một trong những cách được nhà trường áp dụng trong giáo dục học sinh về tác hại của ma túy.

Một trong những kênh giáo dục về tác hại của ma túy hiệu quả nhất được nhiều trường học áp dụng trong năm học này là tham quan nhà triển lãm “Tác hại của ma túy” tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. “Qua những hình ảnh trực quan kết hợp với ứng dụng công nghệ truyền thông đa phương tiện, đánh mạnh vào thị giác cùng hiện vật, tư liệu, mô hình, trò chơi tương tác, kỹ thuật trình chiếu…, nhà triển lãm đem đến cho người xem những trải nghiệm ấn tượng và chân thực nhất về tác hại của ma túy. Điều này khiến học sinh vừa có hứng thú trong việc tiếp cận, vừa giúp các em nhận thức rõ hơn về mối nguy hại của các loại ma túy hiện nay”, thầy Phạm Đăng Khoa (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3) chia sẻ. Bên cạnh giáo dục trải nghiệm, các chuyên đề ngoại khóa tuyên truyền về Luật Phòng, chống ma túy cũng được Trường THCS Lê Quý Đôn duy trì, đẩy mạnh hàng năm, với sự tham gia giáo dục của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, bác sĩ công tác ở bệnh viện tâm thần và cả người nghiện ma túy đã cai nghiện thành công… mang đến cho học sinh những thông tin đa chiều, chân thực nhất.

Tương tự, tại Trường THPT Tenlơman (Q.1), nội dung tuyên truyền về tác hại của ma túy được các giáo viên trong Tổ sinh học – GDCD thực hiện rất hiệu quả trong nhiều năm nay. Cụ thể, thông qua những tiểu phẩm kịch nói, “cái chết trắng” được tái hiện một cách sinh động từ chính học sinh gắn với kiến thức bài học và yếu tố thực tế. “Trong quá trình xây dựng tiểu phẩm, học sinh phải tìm hiểu thông tin về ma túy, như vậy đã là một cách để các em nâng cao nhận thức của mình về ma túy, từ đó lan tỏa điều này đến bạn bè. Mỗi học sinh chính là tuyên truyền viên hữu hiệu nhất trong chiến dịch đẩy lùi ma túy trong trường học”, cô Lê Thị Trúc Đào (Tổ trưởng Tổ sinh học Trường THPT Tenlơman) nhận định. Bên cạnh đó, các phiên tòa giả định tuyên truyền về pháp luật, trong đó có Luật Phòng, chống ma túy cũng được nhà trường linh hoạt đưa vào nội dung giáo dục, giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Hng năm, S GD-ĐT TP.HCM đu trin khai thc hin nhim v phòng, chng HIV/AIDS và phòng, chng t nn ma túy, mi dâm trong trưng hc bng nhiu hình thc trin khai, như: các cuc thi thiết kế tp san, v tranh tuyên truyn; thi hc sinh – sinh viên vi pháp lut…

Trong khi đó, Trường THCS Sương Nguyệt Anh (Q.8) lại xây dựng dự án “Ma túy với học đường” nhằm giáo dục học sinh 3 không: “không giữ – không thử – không sử dụng ma túy dù chỉ một lần”. Khởi động từ tháng 12-2016, qua nhiều năm triển khai, duy trì, đến nay dự án vẫn giữ vai trò giáo dục học sinh trong việc phòng, chống tác hại của ma túy. “Ngoài việc ký cam kết không giữ – không thử – không sử dụng ma túy dù chỉ một lần, dự án còn thực hiện những cuốn sổ với các bài viết về tác hại của ma túy để học sinh trong trường cùng đọc, nâng cao mức hiểu biết về ma túy”, cô Nguyễn Lê Kiều Diễm (Tổng phụ trách Đội nhà trường) chia sẻ. Song song với dự án, nhà trường cũng tổ chức nhiều buổi tuyên truyền dưới cờ về tác hại của ma túy, game, chất gây nghiện đến học sinh.

Đánh giá về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy trong học đường hiện nay, Đại úy Hắc Xuân Hùng (Phó Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP.HCM) cho biết, mặc dù đã có nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả song vẫn chưa thật sự quyết liệt. Ngoài việc tập trung nghiên cứu giảng dạy, các trường học vẫn chưa quan tâm tuyên truyền cho học sinh phòng chống nguy cơ vi phạm pháp luật, bao gồm: bạo lực học đường, xâm hại tình dục, ma túy. Đặc biệt là chưa tận dụng triệt để mạng xã hội để làm kênh tuyên truyền, tác động đến học sinh. “Hiện nay, học sinh ngoài giờ lên lớp thì một lượng lớn thời gian các em dành cho mạng xã hội. Tuy nhiên, các trường học chỉ sử dụng mạng xã hội để giới thiệu chủ yếu các hoạt động của trường. Do đó, trên mạng xã hội xuất hiện đầy rẫy các bài viết quảng cáo, các thông tin không kiểm chứng mang tính lôi kéo, dụ dỗ, còn những thông tin tuyên truyền giúp học sinh phòng, chống ma túy thì cực kỳ hiếm”, Đại úy Hùng nhìn nhận.

Cùng với công tác tuyên truyền, Đại úy Hùng cũng cho rằng mỗi giáo viên cần làm tốt công tác gần gũi học sinh để theo dõi, nắm bắt kịp thời những biểu hiện về tâm thần, hoang tưởng, loạn thần của học sinh khi sử dụng ma túy để có hướng can thiệp, xử lý. “Trong công cuộc phòng, chống ma túy, để đạt được hiệu quả cao, gia đình cần đồng hành với nhà trường, quan tâm đến con em mình nhiều hơn, không thể phó mặc, ủy thác hoàn toàn cho nhà trường”, Đại úy Hùng nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)