Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những thành ngữ chưa chuẩn xác

Tạp Chí Giáo Dục

Thành ng là nhng t hp t c đnh đúc kết kinh nghim, tri thc ca nhân dân t thi xa xưa, dưi hình thc nhng câu nói ngn gn, súc tích, có vn điu, d nh, đưc truyn ming t đi này qua đi khác.

Tuy nhiên, cũng từ phương thức truyền miệng nên có thành ngữ đã nảy sinh các dị bản, nhiều người hiểu sai, dẫn đến sử dụng chưa phù hợp với ngữ cảnh, nhất là dùng làm đầu đề báo chí. Một bộ phận không ít của thành ngữ tiếng Việt hiện nay là thành ngữ gốc Hán, thường gồm bốn chữ đăng đối, cô đọng về mặt ngữ nghĩa, được du nhập vào tiếng Việt và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay. Phần lớn người dùng mắc lỗi nhầm lẫn nghĩa các thành tố, dẫn đến kết hợp tùy tiện các yếu tố thuần Việt (chữ Nôm) trong một thành ngữ Hán Việt.

Bài binh b trn

Bài binh bố trận là bố trí lực lượng thành thế trận sẵn sàng chiến đấu, sắp xếp thế trận để chuẩn bị giao tranh với quân địch. Nhiều trường hợp báo chí chạy tít dùng thành ngữ này dưới dạng “bày binh bố trận”.

Thành ngữ bài binh bố trận, thường được dùng khi đề cập về nội dung quân sự. Giải thích nghĩa thành ngữ theo lối chiết tự thì thành ngữ này gồm 4 thành tố Hán Việt (bài, binh, bố, trận). Trong đó hai thành tố bài, bố có nghĩa là sắp xếp, sắp đặt, dàn xếp, bố trí. Người chỉ huy khi chuẩn bị tổ chức trận đánh thường chuẩn bị kỹ lưỡng mọi khâu từ lực lượng (bài binh), địa hình, chiến thuật (bố trận). Chuẩn bị chu đáo mọi mặt trước khi vào trận, có thể xem như nắm chắc 50% thắng lợi. Từ nguồn gốc là một thuật ngữ quân sự, qua thời gian thành ngữ này còn được dùng trong trò chơi cờ tướng, cờ vua.

Vì thành tố thuần Việt không thể xen vào, nên dùng từ thuần Việt bày có nghĩa bày đặt, bày biện, kết hợp chung với 3 thành tố Hán Việt “bày binh bố trận” là không phù hợp. Đối với loại lỗi này, nhà báo khi sử dụng thành ngữ Hán Việt thì nên nhất quán như nguyên bản, không nên tùy tiện lắp ghép, kết hợp một cách “cọc cạch” các yếu tố Hán Việt, thuần Việt với nhau.

Ni trn lôi đình

Tương tự như thành ngữ trên, nổi trận lôi đình cũng là thành ngữ Hán Việt chỉ sự giận dữ, nổi giận, oán giận; cơn giận dữ dội; đùng đùng nổi giận; trong đó, nghĩa gốc của tổ hợp lôi đình là sấm sét, còn nghĩa bóng vốn nhằm chỉ sự giận dữ của đế vương hoặc bậc tôn giả (kính xưng), hoặc phiếm chỉ cơn giận dữ, thịnh nộ dữ dội.

Bốn thành tố đều là Hán Việt, nhưng lâu nay thấy không ít tác giả sử dụng đã dùng xen thành tố thuần Việt “giận” thay cho thành tố Hán Việt trận “nổi giận lôi đình”. Đây cũng là trường hợp kết hợp một thành tố thuần Việt trong một thành ngữ gốc Hán Việt. Vì bản thân từ ghép “lôi đình” đã hàm ý sự giận dữ tột độ, nên không cần phải chen thêm từ thuần Việt “giận” vào thành ngữ này nữa, gây nên tình trạng kết hợp cọc cạch, thiếu nhất quán.

Đơn thương đc mã

Thành ngữ đơn thương độc mã hay bị viết nhầm thành “đơn thân độc mã”, hiểu nôm na là “một mình một ngựa”, hoặc “đơn phương độc mã” (một hướng một ngựa), là chưa chuẩn xác.

Nguyên nghĩa của thành ngữ là “chỉ có một ngọn giáo, một con ngựa”, ví tình thế phải làm việc hoặc đấu tranh đơn độc, không có ai giúp sức. Trong đó đơn độc chỉ tình trạng đơn chiếc, chỉ một mình, duy nhất; mã là con ngựa, một phương tiện di chuyển trọng yếu trong chiến tranh “binh mã” thời cổ; thương là cái thương – một loại binh khí cổ, cán dài, mũi nhọn, giống như ngọn giáo.

 

Để chỉ tình trạng người chỉ một mình đảm đương công việc nào đó, không có ai giúp sức, hỗ trợ, ta hay dùng thành ngữ “đơn thương độc mã”. Có thuyết cho rằng, nghĩa gốc thành ngữ này nhằm chỉ người ra trận một mình, tay cầm một cây thương, cưỡi trên một con ngựa chiến; có thể liên quan tới tích truyện Triệu Tử Long một ngựa một giáo tả xung hữu đột cứu ấu chúa giữa đại quân Tào ở Đương Dương.

Dù rằng “thân”, “phương” cũng đều là yếu tố Hán Việt, song nên sử dụng đúng dạng thành ngữ điển tích cho tránh tình trạng thành ngữ bị tam sao thất bổn.

Bách niên giai lão

Bách niên giai lão nguyên nghĩa là cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già (thường dùng làm lời chúc vợ chồng mới cưới). Từ điển Hán Việt cũng giải nghĩa: “Lời chúc tụng vợ chồng hòa mục trăm năm cùng già” hoặc “Chỉ tình vợ chồng bền chặt, thường dùng làm lời chúc trong đám cưới”.

Đây là một thành ngữ quen thuộc của từ vựng tiếng Việt. Tuy nhiên, vì có trường hợp chưa hiểu đúng nghĩa thành ngữ nên dẫn đến dùng thành ngữ này chưa phù hợp trong từng cảnh huống cụ thể.

Các thành tố trong thành ngữ Hán Việt này khá quen thuộc dễ hiểu, bách một trăm (bách hóa, bách khoa…), niên là “năm/ tuổi” (niên học, niên khóa…); nói khái quát bách niên dùng để chỉ toàn bộ quãng thời gian mà mỗi con người sống trên cõi đời, gây nên sự ngộ nhận là tổ hợp “giai lão”. Có người hiểu “giai lão” chỉ riêng dùng chúc đàn ông đẹp lão, sống thọ, vì cho rằng giai là chỉ “người con trai” (theo phương ngữ Bắc bộ).

Có người nhầm lẫn “giai”  ở đây là yếu tố Hán – Việt có nghĩa “đẹp/ tốt”, như trong các từ giai nhân, giai điệu, giai thoại… lão là “già, người già” (bô lão, dưỡng lão), nên dùng thành ngữ này chúc cụ bà hoặc cụ ông “đẹp lão” đều phù hợp. Thực ra, thành tố “giai” trong thành ngữ với nghĩa “cùng nhau” ít được tiếng Việt mượn dùng nên chưa in sâu vào tiềm thức người Việt, dẫn đến nhầm lẫn với các từ/ thành tố “giai” đồng âm khác.

Trong tiếng Hán, tổ hợp giai lão (cùng nhau già) đã xuất hiện trong văn chương từ thuở xa xưa, thường được dùng để nói về tình cảm vợ chồng thủy chung, hạnh phúc.

Trong tình huống chúc riêng một cụ, thay vì nói bách niên giai lão thì chỉ nên chúc bằng thành ngữ thuần Việt “sống lâu trăm tuổi” là phù hợp, tránh được lỗi vì hiểu sai thành tố mà dẫn tới cảnh huống dùng sai thành ngữ, vì bách niên giai lão có nghĩa “cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già” nên chỉ được dùng để chúc cặp vợ chồng, chứ không chúc riêng một cụ được.

Đ Thành Dương

 

Bình luận (0)