Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy đọc theo thể loại và kiểu văn bản

Tạp Chí Giáo Dục

Dy hc ng văn, dù là ging văn, hay đc hiu đu theo th loi (truyn, thơ, ký, kch…) và kiu văn bn (ngh lun, thông tin). Phân tích, ging văn tác phm văn hc t lâu ngưi ta đã phi chú ý đến đc đim th loi (mc đích, ni dung, ngôn ng và các bin pháp/ th pháp, hình thc ngh thut…).


Hc sinh viết ý kiến cm nhn v tác phm va đc (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Điều này không có gì mới, mọi giáo viên đều đã được học trong các trường sư phạm. Chương trình hiện hành (2006) chủ trương dạy đọc hiểu lấy thể loại và kiểu văn bản trong mỗi giai đoạn lịch sử văn học làm tiêu chí để lựa chọn tác phẩm dạy ở mỗi lớp. Chẳng hạn: Chương trình Ngữ văn lớp 6 (2006) học: Truyện dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích; ngụ ngôn; truyện cười), truyện trung đại Việt Nam và nước ngoài, truyện hiện đại Việt Nam và nước ngoài, ký hiện đại Việt Nam và nước ngoài, thơ hiện đại Việt Nam. Chương trình lớp 7 học các thể loại: Truyện, ký Việt Nam 1900 – 1930, tùy bút hiện đại Việt Nam, ca dao, thơ trung đại Việt Nam, thơ Đường, thơ hiện đại Việt Nam, kịch dân gian Việt Nam, tục ngữ, nghị luận hiện đại Việt Nam. Chương trình lớp 12 gồm: Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến hết thế kỷ XX với truyện, ký, thơ, kịch, nghị luận; văn học nước ngoài: Truyện, thơ, nghị luận. Chương trình Ngữ văn 2018 tiếp tục quan niệm dạy đọc hiểu văn bản theo thể loại và kiểu văn bản của chương trình 2006; chỉ khác là không xếp theo giai đoạn văn học sử mà tập trung vào đặc trưng thể loại và kiểu văn bản; lấy các tiểu loại để xây dựng chương trình mỗi lớp. Chẳng hạn cũng là truyện nhưng lớp 6 học truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn hiện đại, nhưng lên lớp 7 là truyện ngụ ngôn, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại… Cũng là ký, lớp 6 học hồi ký hoặc du ký, nhưng lên lớp 7 học tùy bút và tản văn; cũng là văn bản thông tin, lớp 6 học thuyết minh thuật lại một sự kiện nhưng lên lớp 7 học thuyết minh quy tắc, luật lệ một trò chơi, hoặc hoạt động… Việc tổ chức theo thể loại và kiểu văn bản không phân biệt giai đoạn xuất phát từ quan niệm không nặng về dạy văn học sử, tránh được tình trạng lớp sau học tác phẩm dễ hơn lớp trước và để thực hiện tích hợp với kỹ năng viết và nói – nghe một cách thuận lợi. Vì lớp nào cũng học 3 lọại: Văn bản văn học (truyện và thơ…), văn bản nghị luận và văn bản thông tin nên yêu cầu về viết sẽ phải bám sát các ngữ liệu văn bản phần đọc hiểu. Tránh được tích hợp một cách gượng ép như một số bài ở chương trình 2006.

Sách giáo khoa Ngữ văn cần tổ chức dạy đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản thông qua các tác phẩm tiêu biểu để học sinh biết cách đọc dựa vào đặc điểm của thể loại đó. Cần tập trung dạy 2-3 văn bản cùng thể loại và kiểu văn bản trong một bài mới có thể hình thành bước đầu cách đọc. Chỉ có thể dạy mô hình đọc các thể loại chứ không có cách đọc theo đề tài, chủ đề. Các lớp lại lặp lại yêu cầu đọc, dù tiểu loại có khác nhưng vẫn mang đặc điểm chung của thể loại lớn. Qua nhiều bài, nhiều lớp như thế, học sinh sẽ biết cách đọc; biết tự đọc…

Dạy học đọc hiểu theo yêu cầu thể loại và kiểu văn bản là hướng tới phát triển năng lực đọc (năng lực ngôn ngữ) và năng lực thưởng thức, cảm thụ văn học (năng lực văn học). Thông qua nội dung của các văn bản – tác phẩm được dạy mà giáo dục tư tưởng, nhân cách học sinh; đấy chính là góp phần phát triển phẩm chất. Như thế có thể thấy việc dạy học theo thể loại không xa lạ; cái khó nhất chỉ là các thầy cô chuyển từ dạy theo lối giảng văn sang tổ chức cho học sinh đọc hiểu theo đặc điểm thể loại và kiểu văn bản.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)