Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

So sánh từ khập khiểng, khó hiểu

Tạp Chí Giáo Dục


Bài t
p đc “Hp lp”

Năm học 2021-2022 là năm thứ hai thực hiện giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1. Trong các bộ sách đưa vào nhà trường qua một năm áp dụng giảng dạy, thực tế đã có thông tin phản hồi từ giáo viên, phụ huynh để các nhà làm sách tổng hợp đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế về nội dung SGK; trong các bộ sách được góp ý đó phải kể đến bộ Cánh Diều đã được các tác giả, chủ biên, NXB tích cực tiếp thu chỉnh lý, sửa chữa những nội dung cho hoàn thiện tránh sai sót nhất là những khiếm khuyết trước đó đã được báo chí góp ý. Tuy nhiên, theo ý tôi, sách Tiếng Việt tập 1 của NXB Đại học Sư phạm TP.HCM in và nộp lưu chiểu năm 2021, ngay trang đầu ghi dòng chữ Học Vần 1, tập một (tái bản lần thứ nhất, có chỉnh lý), nội dung bài học vẫn còn “sạn”, gây khó hiểu cho giáo viên và phụ huynh khi dạy cho học sinh hay con em. Ví dụ như trong nội dung ôn tập giữa học kỳ I có bài đọc “Họp lớp” trang 92, có câu “Gà kể: Nó chăm lũ gà nhỏ như nắm rơm”. Qua trao đổi chuyên môn với một vài giáo viên đang dạy trực tiếp lớp 1 tại trường tôi công tác và vài giáo viên trong huyện (trong đó có giáo viên đang dạy lớp 1 bộ sách Cánh Diều vừa được công nhận dạy giỏi cấp huyện năm học vừa qua). Khi tôi hỏi trong bài “Họp lớp”, tác giả viết có từ “nắm rơm”, theo ý các bạn, viết từ “nắm” nguyên âm ă hay từ “nấm” nguyên âm â, từ nào viết đúng. Có cô giáo đáp quả quyết: “Năm rồi dạy em đã phát hiện nhưng chưa có dịp góp ý, năm học này sách chỉnh lý rồi mà sao em thấy nội dung sách chỉnh lý bài đọc này không có gì thay đổi, y chang như sách năm rồi. Theo ý em, phải viết từ nấm (nguyên âm â) mới đúng vì tác giả có ý muốn so sánh con gà còn nhỏ, nó nhỏ như là cái nấm rơm mới mọc”. Nói xong, cô giáo lật sách cho tôi xem bài dạy trước đó học sinh có học từ “nấm” và tranh minh họa vẽ cái nấm mới mọc. Cô giáo khác thì nói: “Viết như trong văn bản, “nắm” (nguyên âm ă) là đúng, chính xác rồi”. Cô giải thích “nắm rơm” đây là rơm rạ, người ta lấy tay nắm chặt lại vì nó rất mỏng manh, dễ gảy vụn; vì nó phơi khô nên giòn giống như con gà con mỏng manh yếu ớt. Lời giải thích của cô giáo này nghe có vẻ không thuyết phục cho lắm. Tôi nghĩ tác giả so sánh con gà con nhỏ như cái nắm rơm là so sánh hết sức khập khiểng, lạ lùng, người đọc khó hiểu vì ý rất mơ hồ.

Theo ý tôi, sách chỉnh lý đã cố gắng nhặt hết “sạn” sau khi được góp ý giờ có lẽ vẫn còn “thóc” như câu văn trích ở trên.

Trn Văn Tám
(huyn C Chi, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)