Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nỗ lực hồi phục kim ngạch xuất khẩu

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2022 đưc d báo mt năm đy kh quan đi vi hot đng xut khu. Nhưng nhìn chung hot đng sn xut, xut khu ca doanh nghip khó phc hi ngay do gp nhiu khó khăn v ngun vn, chi phí đu vào, vn ti gia tăng và s thiếu ht ngun nguyên liu, lao đng. Trưc thc tế này, t các đơn v chc năng cho đến doanh nghip đang cùng nhau tìm hưng khc phc khó khăn đ hi phc kim ngch xut khu.


Năm 2021, kim ngch xut khu mt s mt hàng nông sn tăng trưng tt như go tăng 11,7%. Ảnh: H.Triều

Kim ngch xut khu gim t 0,8-14,7%

Theo Sở Công thương TP.HCM, do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TP chỉ đạt 44,9 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2020. Hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ yếu như Trung Quốc, Hoa Kỳ đều có kim ngạch giảm lần lượt 8,7%, 2,3% và Nhật Bản giảm 14,7%, EU giảm 0,8%… Đặc biệt, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của TP nói riêng, Việt Nam nói chung đang có xu hướng tăng cường áp dụng nhiều giải pháp để phòng chống dịch, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM – tâm tư, đại dịch Covid-19 là thách thức rõ nét nhất hiện nay đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành lương thực thực phẩm, nhất là ở hoạt động xuất khẩu. Trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh tại TP.HCM, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang các thị trường lớn như Mỹ, EU đều diễn ra rất chậm, giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp năm 2021 giảm 1,6% so với 2020. Nguyên nhân chủ yếu do các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại giao thương, phải tuân thủ các quy định về kiểm soát dịch bệnh.

Tuy nhiên, bà Chi nhìn nhận, Việt Nam đã từng bước kiểm soát dịch bệnh và nền kinh tế năm 2021 tăng trưởng 2,58%. Đây là một thành công lớn, tạo đà cho nền kinh tế phục hồi sau dịch. Trong bức tranh kinh tế chung, xuất khẩu nông lâm thủy sản góp phần là điểm sáng quan trọng khi liên tiếp xác lập kỷ lục mới. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tăng trưởng tốt như gạo tăng 11,7%, hạt điều tăng 61%, cà phê tăng 9,2%.

“Trong những ngày đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM đã tất bật xuất khẩu hàng chục tấn hàng hóa sang các thị trường, dự báo một năm 2022 đầy khả quan”, bà Chi nhấn mạnh.

Trong Đề án phát triển xuất khẩu trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến 2030 và các giải pháp trọng tâm, ông Nguyễn Khắc Hiếu – Phó trưởng phòng quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công thương TP – chỉ ra 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất năm 2021, đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; giày dép; gạo; rau quả, thủy sản; cao su; gỗ và sản phẩm gỗ; cà phê. Các thị trường xuất khẩu chính phải kể đến Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Philippines,… trong đó thị trường Trung Quốc chiếm đa số.

Ông Hiếu cho rằng, hướng phát triển thời gian tới cần duy trì và có sự hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng cao; nâng cao năng lực cạnh tranh các cụm ngành xuất khẩu tiêu biểu. Đặc biệt, phát triển nguồn nhân lực, chủ động và phối hợp cải tiến dịch vụ hành chính công, ứng dụng công nghệ thông tin hình thành cơ sở dữ liệu xuất nhập khẩu liên thông và dùng chung để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Có nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại theo hướng tập trung vào những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh gắn với thị trường thương mại tự do (FTA). Xúc tiến thương mại bắt đầu từ nhu cầu của doanh nghiệp. Và hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu theo phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới”, ông Hiếu nói.

To điu kin cho doanh nghip logistics

Mặc dù công tác kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM đang được triển khai tốt với kết quả ngày càng khả quan; các doanh nghiệp đang từng bước khắc phục khó khăn, linh hoạt thích ứng trong điều kiện “bình thường mới”, nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp khó phục hồi trong ngày một ngày hai do còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, lao động, sức ép chi phí đầu vào gia tăng và sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào… Bên cạnh đó, các vấn đề về nhân công, tài xế, kho bãi, giá cước vận tải biển tăng cao, tình trạng thiếu hụt container, thiết bị bốc dỡ và tàu chuyên chở vẫn đang khiến các chuỗi cung ứng đối mặt áp lực lớn.

Ông Nguyễn Chánh Phương – Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến đồ gỗ TP.HCM – cho biết, dù hoạt động kinh tế đã hoạt động trở lại trong điều kiện “bình thường mới” nhưng doanh nghiệp không dám nhận quá nhiều đơn hàng do chi phí đầu vào, vận tải tăng cao, thiếu hụt lao động.

“Xuất khẩu đồ gỗ chỉ thật sự tăng tốc trở lại ở cuối năm 2022. Tuy nhiên, trước những tồn tại thách thức này, ngành đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ TP chỉ dám đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức 16% thay vì 20%. Thời gian tới hội tiếp tục kết nối giao thương với bạn hàng nhằm giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường. Việc thiếu hụt lao động cũng là cơ hội để doanh nghiệp đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất. Riêng chi phí logistics quá cao thì nằm ngoài khả năng của hội và cần sự hỗ trợ, can thiệp của các bộ ngành”, ông Phương nói.

Ông Huỳnh Văn Cường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM (HLA) – cũng nhìn nhận, chi phí vận chuyển hiện nay quá cao. Trong giai đoạn bùng dịch lần thứ 4 tại các tỉnh phía Nam đã áp dụng các biện pháp phòng dịch như “3 tại chỗ”, “Một cung đường, hai điểm đến”, nhà máy phong tỏa khi xuất hiện các ca F0… đã khiến nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc chỉ hoạt động một phần. Điều này gây ra tình trạng ùn ứ hàng hóa khiến tỷ lệ tồn bãi, tồn kho cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khai thác cảng, kho. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics thì phát sinh chi phí lưu container, lưu bãi, lưu kho.

Qua đó, ông Cường kiến nghị, Việt Nam cần hình thành mạng lưới các doanh nghiệp logistics lớn và có cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp này phát huy vai trò dẫn dắt thị trường. Bởi chỉ riêng TP.HCM đã có khoảng 3.000-4.000 doanh nghiệp logistics với quy mô từ vừa và nhỏ, cung cấp các dịch vụ phổ thông cơ bản. Giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và hàng hóa Việt Nam, đáp ứng nhu cầu logistics ngày càng cao không chỉ của thị trường trong nước mà thu hút được sự quan tâm và sử dụng của các doanh nghiệp FDI.

Chính phủ cần khoanh vùng các công ty sản xuất được xác định là mũi nhọn của quốc gia, định hướng ưu tiên hợp tác với các công ty logistics đầu ngành Việt Nam theo đúng tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng dịch vụ của công ty Việt Nam”.

Minh Phương

Bình luận (0)