Tòa soạnThư đi – tin lại

Câu chữ văn chương sao “trần trụi” quá!

Tạp Chí Giáo Dục

Trong chương trình ngữ văn lớp 10 có bài Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên).

Việc học sử thi để minh họa cho phần “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” vừa học xong là cần thiết. Hơn nữa, sử thi là “của hiếm” trong kho tàng văn học Việt Nam nên việc chọn sử thi Đăm Săn là phù hợp vì nó được phổ biến rộng rãi hơn cả.

Là tác phẩm dịch nên tác giả phải trung thành với nội dung câu chuyện. Vấn đề đặt ra ở đây là phần trích dẫn cần phải cân nhắc, lựa chọn đối với lứa tuổi học sinh lớp 10 – lứa tuổi đang trưởng thành về nhiều mặt.

Khi dạy đoạn trích này, tôi đảm bảo 99% giáo viên và học sinh không ai đủ can đảm để đọc trước lớp hai câu “Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú”. Câu chữ văn chương nghe “trần trụi” quá! Mà một khi thầy lẫn trò đều ngại ngùng, không dám đọc lên thì ý nghĩa của câu chữ sẽ giảm bớt…

Theo ý kiến của tôi, có thể dịch lại (miễn là miêu tả được cảnh tưng bừng, nhộn nhịp) hoặc lược bỏ hai câu này thì phù hợp tâm lý lứa tuổi hơn!

Xin đừng nghĩ đây là chuyện nhỏ vì một khi đã đưa vào sách giáo khoa; việc thận trọng từng câu, từng chữ là không bao giờ thừa cả!

Thạch Hoài Lam

Bình luận (0)