Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Sản phẩm sáng tạo bảo vệ sức khỏe con người

Tạp Chí Giáo Dục

Hai trong 10 đ tài va đưc B GD-ĐT và B KH-CN trao gii nht cuc thi “Sinh viên nghiên cu khoa hc 2019” thuc v nhóm sinh viên đến t TP.HCM, đưc cho là s có nhng đóng góp thiết thc trong vic bo v sc khe con ngưi khi đưa vào ng dng thc tin.

Robot khám bnh t xa đưc đưa vào h tr ti Bnh vin Đa khoa khu vc Th Đc (TP.HCM) khong na tháng nay

Đó là hai đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa” do nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thực hiện và “Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt giống đậu phộng” của nhóm sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Robot khám bnh t xa

Nguyễn Đào Xuân Hải (đại diện nhóm tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo robot hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa”) cho biết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân hiện rất cao, tuy nhiên, bệnh nhân thường mất không ít thời gian, tiền bạc di chuyển một quãng đường xa để được khám chữa bệnh. Ý tưởng robot khám chữa bệnh từ xa được nảy ra từ thực tiễn này, hướng đến việc giúp cho hoạt động khám bệnh của bác sĩ trở nên đơn giản hơn. Với một số bệnh nhẹ, việc thăm khám sẽ dễ dàng hơn khi bác sĩ không cần phải đến tận nơi mà vẫn có thể cập nhật các thông số sức khỏe của bệnh nhân thông qua robot, điều khiển robot đến để nói chuyện, hỏi thăm bệnh nhân. Robot hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa này cũng đóng vai trò trung tâm trong hệ sinh thái telemedicine (từ xa), có khả năng kết nối với các thiết bị y tế khác và đồng bộ hóa các dữ liệu đó. Ngoài ra, robot cũng san sẻ phần nào công việc mang tính lặp đi lặp lại hàng ngày của các bác sĩ và chuyên viên y tế như cấp phát thuốc cho bệnh nhân, đo nhịp tim, đo huyết áp cho bệnh nhân… Bên cạnh đó, robot còn hỗ trợ các công việc khác trong bệnh viện như lễ tân; chỉ đường các khu vực, phòng ban; giúp mọi người tra cứu các thông tin của bệnh viện; giúp thanh toán điện tử thông qua các hình thức phổ biến hiện nay. Sâu xa hơn nữa, việc sử dụng robot sẽ giúp quá trình số hóa dữ liệu bệnh án của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Điều này có vai trò rất quan trọng cho các nghiên cứu y học trong tương lai cũng như làm nền tảng cơ sở dữ liệu lớn để ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào y học của Việt Nam thời gian tới.

Tuy nhiên, Xuân Hải cũng nhìn nhận, để một robot hoạt động có rất nhiều vấn đề kỹ thuật cần giải quyết. Khó khăn đầu tiên của nhóm là vừa phải lo phần thiết kế sao cho thân thiện với môi trường đặc thù là y tế, vừa phải lo phần điều khiển chuyển động, tự định vị của robot và viết phần mềm tương tác, phần mềm điều khiển… Chưa kể, nhóm cũng đã gặp nhiều vấn đề chuyên sâu về kỹ thuật khi thực hiện dự án, vấn đề kinh phí ít… “Robot hiện đã được đưa vào hỗ trợ trong Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) khoảng nửa tháng nay, dù còn một số công đoạn chưa thật hoàn thiện trong lần chạy gần đây nhưng nhìn chung đã có thể giúp đẩy nhanh các thủ tục về bảo hiểm y tế”, Xuân Hải cho biết.

Nghiên cu khoa hc giúp sinh viên rèn bn thân

Nguyễn Đào Xuân Hải (sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) chia sẻ, khi làm nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ có thêm nhiều kỹ năng từ việc tìm tài liệu, kiến thức ở các công bố khoa học liên quan tới đề tài mình chọn. Ngoài ra, việc làm ra sản phẩm thực tế từ nghiên cứu khoa học cũng giúp sinh viên đưa lý thuyết khoa học vào thực tiễn, tiếp cận các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học chỉ dành cho những người thật sự đam mê, vì phải đầu tư thật nhiều thời gian, tâm sức mới có thể hoàn thành các nghiên cứu trọn vẹn. Còn theo Nguyễn Bảo Trân (sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), với sinh viên, nghiên cứu khoa học có những cái khó do phải làm nhiều việc cùng lúc như vừa nghiên cứu vừa đảm bảo việc học và các hoạt động khác. Tuy nhiên, thật sự yêu thích công việc nghiên cứu giúp sinh viên kịp thời định hướng phát triển bản thân, khám phá ra khả năng riêng, rèn được tác phong làm việc chính xác, khoa học. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng giúp kết nối các thế hệ sinh viên cùng đam mê, tạo những cộng đồng có thể hỗ trợ nhau thường xuyên trong nghiên cứu và trong công việc chuyên môn.

Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục nâng cấp các tính năng của robot, đi sâu vào việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích hình ảnh, kết hợp với đánh giá các chỉ số sức khỏe để có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

ng dng vi khun lên men lactic x lý ht đu phng

Theo các chuyên gia, đề tài “Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt đậu phộng” của nhóm sinh viên ngành công nghệ sinh học (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) có tính thực tiễn cao. Nguyễn Bảo Trân (nhóm trưởng) chia sẻ, thực phẩm nhiễm mốc sinh aflatoxin B1 là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan ở nước ta. Xử lý hạt giống các cây dễ nhiễm aflatoxin như đậu phộng, bắp… là rất cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh ngay từ khi gieo trồng. Trong khi đó, các phương thức xử lý hiện có là ngâm nước nóng hoặc ngâm thuốc diệt nấm vừa không tiện lợi vừa tiềm ẩn thêm nguy cơ gây bệnh. Đề tài “Ứng dụng vi khuẩn lên men lactic xử lý hạt đậu phộng” với tính thực tiễn cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế khi áp dụng. Vi khuẩn lên men lactic được phân lập từ nem chua Lactobacillus plantarum đảm bảo an toàn cho sức khỏe; cây đậu phộng từ hạt giống lên men lactic thường khỏe hơn, cho hạt to hơn so với cây từ hạt giống ngâm nước nóng hoặc ngâm thuốc. Nhóm đã nghiên cứu thay thế được môi trường nuôi cấy vi khuẩn lên men lactic truyền thống bằng môi trường lên men đơn giản, giá thành thấp nhưng đảm bảo các hoạt tính sinh học. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm gặp một số khó khăn ở khâu tiến hành khảo sát, do phải làm thí nghiệm rất nhiều lần để tìm ra các số liệu gần nhau nhất, đảm bảo tính khách quan, chính xác. Ngoài ra, việc vận chuyển sản phẩm là cây đậu phộng trồng từ hạt giống xử lý bằng vi khuẩn lên men lactic từ TP.HCM ra Hà Nội để thi cũng không đơn giản. Sau giải thưởng, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển, hoàn thiện dự án để có thể đưa vào ứng dụng.

M.Tâm

Bình luận (0)