Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc

Tạp Chí Giáo Dục

Đi vi hc sinh, vic dy tiếng Vit không ch đ s dng tt tiếng Vit trong giao tiếp, đc và nghiên cu tài liu, viết các văn bn tiếng Vit mà còn đ khơi gi và nâng cao tinh thn t tôn, t hào dân tc. Đây là điu mà lâu nay chính giáo viên và nhà trưng chưa tht s quan tâm!

Theo tác gi, tiếng Vit là mt ngôn ng có sc sng mãnh lit, không phi là tiếng nói ca mt dân tc b l thuc, b đng hóa. Trong nh: Giáo viên hưng dn hc sinh tiu hc viết chính t. Ảnh: N.Trinh

Hiện nay, vẫn có không ít người cho rằng tiếng Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc cảm thấy “không vui” khi nghĩ rằng tiếng Việt có quá nhiều từ gốc Trung Quốc. Về mặt hình thức, nhận xét này không phải không có những cơ sở nhất định, chẳng hạn, về mặt văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc có một số tương đồng nhất định (như một số tập tục, thể chế Nhà nước phong kiến…), về ngôn ngữ có khá nhiều từ vay mượn hoặc có nguồn gốc từ Trung Quốc (cả tiếng nói và chữ viết)… Tuy nhiên, xét tổng thể, đây là sự giao thoa, vay mượn một cách có chủ đích trên tinh thần sáng tạo và tự chủ rất cao chứ không phải bị lệ thuộc hay bị xâm lăng về văn hóa.

Trên thực tế, tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất hiện rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền văn minh nông nghiệp. Tiếng Việt thuộc họ Nam Á, là một họ ngôn ngữ có nguồn gốc từ rất xa xưa, trên một vùng rộng lớn ở khu vực Đông Nam châu Á, nơi vốn là một trong những trung tâm văn hóa trên thế giới thời cổ. Trong họ Nam Á, tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, đồng thời có họ hàng tương đối xa với nhóm tiếng Môn – Khmer ở vùng núi phía Bắc, ở dọc Trường Sơn, Tây Nguyên, trên đất Campuchia, Myanmar… Có thể thấy rằng, “tiếng Việt đã có một phát triển đầy sức sống, gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ” (1).

Trong hàng trăm năm phát triển, tiếng Việt đã có sự tiếp thu nhiều ngôn ngữ khác để hoàn chỉnh và làm giàu tiếng nói của mình. Chẳng hạn, trong thời kỳ phong kiến, dù bị Bắc thuộc suốt hơn 1.000 năm, tiếng Việt vẫn là phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, trừ khi sử dụng trong các sinh hoạt chính thức của chính quyền, tiếng Hán mới thay thế tiếng Việt. Trong thời kỳ này, tiếng Việt đã có nhiều cách thức để tự làm phong phú, như vay mượn nhiều từ Hán cổ qua khẩu ngữ (như các từ đầu, gan, ghế, cưỡi, gấm, ông, bà…). Tiếp đó là sự hình thành từ Hán – Việt, là hệ thống cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có (lúc đó) của tiếng Việt (như tâm, đức, tài, độc lập, tự do…). Chính phương thức này cũng có những sáng tạo độc đáo để thoát dần nghĩa gốc, như rút gọn “thừa trần” thành “trần” (nhà), “lạc hoa sinh” thành “lạc” (củ lạc, tức đậu phộng), hoặc đảo vị trí các yếu tố như “nhiệt náo” thành “náo nhiệt”, “thích phóng” thành “phóng thích”… Đặc biệt, cha ông ta dùng từ gốc Hán nhưng đổi nghĩa đi, như “phương phi” vốn có nghĩa là “hoa cỏ thơm tho” trong tiếng Hán thành “béo tốt” trong tiếng Việt; “bồi hồi” vốn có nghĩa là “đi đi lại lại” thành “bồn chồn, xúc động”; đinh ninh” vốn là “dặn dò” thành “yên chí là”, “tin chắc rằng”, “ghi nhớ kỹ”… Hoặc có những yếu tố vốn là từ Hán nhưng được cấu tạo thành từ chỉ có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Hán, như “sĩ diện”, “phi công” (cả 2 yếu tố đều là từ Hán – Việt), “bao gồm”, “sống động” (một yếu tố Việt kết hợp với một yếu tố Hán)…

Phát biu ti cuc hp mt v vn đ gìn gi s trong sáng ca tiếng Vit vào tháng 2-1966, Th tưng Phm Văn Đng đã khng đnh: “Tiếng Vit chúng ta phn ánh s hình thành và trưng thành ca xã hi Vit Nam và ca dân tc Vit Nam, ca tp th nh là gia đình, h hàng, làng xóm và ca tp th ln là dân tc, quc gia”.

Rõ ràng tiếng Việt là một ngôn ngữ có sức sống mãnh liệt, không phải là tiếng nói của một dân tộc bị lệ thuộc, bị đồng hóa. Mà ngôn ngữ là một yếu tố và là một biểu hiện của văn hóa, nói như học giả Phạm Quỳnh là: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn”. Do đó, khi dạy các môn liên quan đến tiếng Việt (môn tiếng Việt ở bậc tiểu học và môn ngữ văn ở bậc THCS), giáo viên phải khơi gợi, hun đúc và phát huy tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc, mạnh mẽ bác bỏ các ý kiến cho rằng tiếng Việt có nguồn gốc nước ngoài, bị pha trộn từ tiếng nước ngoài quá nhiều hoặc nói tiếng Việt không đủ vốn từ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm hay các thuật ngữ khoa học.

Để làm được điều đó, giáo viên phải có một hiểu biết cơ bản về tiếng Việt, như về nguồn gốc, tiến trình phát triển, phân biệt được tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt, phân biệt được chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ… Giáo viên cũng phải có một vốn liếng tiếng Việt tương đối đầy đủ, để diễn đạt đúng tiếng Việt, đúng ý mình muốn nói, để học sinh hiểu đúng điều mình muốn nói, viết đúng tiếng Việt và hạn chế sử dụng từ có nguồn gốc nước ngoài nếu tiếng Việt có từ mang nghĩa tương đương. Đồng thời, giáo viên còn phải sử dụng tiếng Việt một cách linh hoạt, uyển chuyển, khéo léo để học sinh nhận thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt, kể cả nhìn nhận sự “lắt léo” của tiếng Việt thì cũng để hiểu thêm về sự giàu đẹp đó chứ không phải cho là tiếng Việt khó học. Ngoài ra, giáo viên cũng quan tâm thêm đến các cách biểu đạt trong tiếng Việt giữa văn nói và văn viết, ngôn ngữ giữa các hình thức văn bản, về từ địa phương và từ phổ thông (từ toàn dân)… để dùng cho đúng, cho hay.

Tất cả những điều đó đòi hỏi giáo viên dạy môn tiếng Việt và ngữ văn phải thực sự là người sử dụng thành thạo tiếng Việt!

ThS. Nguyễn Minh Hải

 (1) Diệp Quang Ban (chủ biên), Tiếng Việt lớp 10, NXB. Giáo dục, 2001, tr.4.

 

Bình luận (0)