Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ứng xử khi con thay tính đổi nết

Tạp Chí Giáo Dục

Khi con bưc vào tui 13-14, không ít ph huynh cm thy khó khăn trong vic giao tiếp vi con. H cm thy bc xúc và lúng túng khi tr đến giai đon thay đi tâm sinh lý. Điu này nh hưng không nh đến mi quan h gia cha m và con cái.

Căng thng, mt mi vi con

Trẻ thường thay tính đổi nết theo xu hướng tiêu cực như cáu gắt, thu mình, lạnh lùng, vô cảm khi bước vào tuổi dậy thì và nhất là do cha mẹ thiếu thời gian không thường xuyên quan tâm gần gũi chia sẻ. Gia đình chị Hoàng An (Q.10), phàn nàn về đứa con gái lên 12 tuổi của mình khi chúng tôi hỏi: “Bé Hoàng Nhi dạo này chắc lớn, xinh và giỏi lắm rồi nhỉ?”. Chị hết sức bức xúc và vội vàng lên tiếng: “Lớn thì có lớn, xinh thì cũng có xinh nhưng mà không được ngoan cho lắm. Bây giờ gia đình chị hết sức căng thẳng, nhất là trong phương pháp giáo dục đối với nó…”. Nghe chị Hoàng An nói vậy, chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Bởi khi còn học tiểu học, Hoàng Nhi là một đứa trẻ rất dễ thương, ngoan ngoãn, đi thưa về trình, lễ phép với người lớn, biết yêu thương, nhường nhịn mọi người… Mỗi khi có ai đến chơi, cô bé đều ứng xử lịch sự, lễ phép. Vậy thì chuyện gì đã xảy ra mà bây giờ lại trở chứng đến mức chị Hoàng An phải căng thẳng, bức xúc đến như thế? Thấy chúng tôi băn khoăn, chị Hoàng An kể: “Từ khi nó bước vào học cấp 2 thì bắt đầu có dấu hiệu thay tính đổi nết, suốt ngày chỉ quan tâm đến ăn mặc, giày dép, phụ kiện trang sức hết sức điệu đàng”.

Những bộ áo quần cha mẹ mua cho, Hoàng Nhi không chịu mang mà chỉ tự mua lấy những chiếc áo váy ngắn cũn cỡn. Trước khi đi đâu cháu cũng ngắm nghía trong gương hàng giờ. Vì quá chú ý đến hình thức bên ngoài nên Hoàng Nhi đã bỏ bê việc học hành, đến nỗi cô giáo phải gọi phụ huynh đến phản ánh. Khi chúng tôi đặt vấn đề: “Thế có khi nào gia đình anh chị dành thời gian để trò chuyện tâm tình với con bé chưa?”, chị Hoàng An trả lời: “Làm gì có thời gian mà trò chuyện thổ lộ. Ngày thì mỗi người một hướng, cha mẹ đi làm, con đi học. Tối, nó đi học thêm rồi để giữ yên tĩnh nên con phải đóng cửa ở trong phòng để học bài. Thỉnh thoảng chị cũng trao đổi với con, nhưng hầu hết con bé vẫn không hợp tác. Cứ vậy, càng ngày càng không hiểu con. Không khi nào hai mẹ con nói chuyện mà lại không to tiếng với nhau”.

Lng nghe đ thu hiu và chia s

Cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn để lắng nghe con nói về những sinh hoạt của trẻ, để xem trẻ có cảm thấy thích thú hoặc gặp khó khăn gì trong các sinh hoạt trong ngày. Phụ huynh đừng chỉ quan tâm đến kết quả điểm học của trẻ vì hiện nay áp lực học tập đang là gánh nặng cho học sinh. Phụ huynh nên lưu ý về tính khí, sở thích và cảm xúc của trẻ. Cụ thể là thường xuyên nói chuyện trực tiếp với trẻ, thay vì nói về trẻ với người khác.

Khi con bạn đến tuổi dậy thì thường có những biểu hiện về thái độ và hành vi khá thất thường thậm chí là trái ý cha mẹ. Chẳng hạn như con trẻ tụ tập bạn bè về nhà quá giờ quy định, bạn nổi giận và quát tháo cho đứa con mình một trận. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vì thế ngày càng xung đột, căng thẳng. Vào lứa tuổi này trẻ thường có biểu hiện không vâng lời, hay lý sự, cư xử với cha mẹ như người dưng nước lã. Vì thế, để trở thành những ông bố bà mẹ tốt hơn trong mắt con trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

Cha mẹ cần vận dụng linh hoạt các tài liệu nuôi dạy trẻ. Nhiều bậc phụ huynh giải quyết sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa mình với con trẻ bằng những kiến thức trong sách nuôi dạy con. Kết quả là không hóa giải được những mâu thuẫn, mà càng tạo sự xa cách với con. Họ quên rằng sách vở là phương tiện để cung cấp thông tin mang tính chất tư vấn. Còn trong thực tế, không có công thức chung cho việc nuôi dạy con cái. Vì vậy hãy phối hợp hài hòa các biện pháp giáo dục con với lòng yêu thương để trao đổi và dạy dỗ trẻ.

Cha mẹ tránh nghĩ đến những điều tiêu cực đến với trẻ: Để trở thành những ông bố bà mẹ thông thái bạn hãy tin tưởng sự trưởng thành của con trẻ.

Trước hết, hãy chấp nhận việc trẻ hay tự khẳng định mình bằng những hành động mà bạn cho là chưa phù hợp hoặc là khá kỳ quặc. Bạn đừng bi quan cho rằng con mình đã hết “thuốc chữa” và bó tay lẫn bó chân. Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ ở tuổi dậy thì bị cha mẹ ghép vào những hành động tiêu cực và xem đó như là một cách thể hiện sự chống đối, nhằm trêu ngươi các bậc phụ huynh. Nếu như bạn chắc chắn rằng con mình không nhiễm các tệ nạn xã hội, kết quả học tập vẫn khả quan thì hãy chia sẻ cùng con cách tự khẳng định mình để chúng vừa thể hiện được cá tính vừa phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)