Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

AI- bệ phóng cho thành phố thông minh

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM đã và đang ng dng trí tu nhân to (AI) trong nhiu lĩnh vc, k vng m ra nhng thành tu mi cho thành ph thông minh, đô th sáng to.


Thiết b đo đc môi trưng ng dng AI

Ông Bùi Thế Duy (Thứ trưởng Bộ KH-CN) khẳng định, tại Việt Nam, công nghệ mới về AI đang được các trường ĐH, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, cộng đồng khởi nghiệp kết nối thành hệ sinh thái với tiềm lực lớn, là “bàn đạp” cho sự phát triển kinh tế. Theo ông Duy, dịch Covid-19 gây thảm họa toàn cầu nhưng cũng là cơ hội cho AI phát triển. Thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng là thời điểm chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực nhanh hơn bao giờ hết.

Sn sàng cho chuyn đi s

Tại Ngày hội AI Việt Nam 2020 với chủ đề “AI ứng phó với đại dịch Covid-19” do Sở KH-CN TP.HCM, Sở TT-TT TP.HCM và Cục Phát triển doanh nghiệp KH-CN (Bộ KH-CN) tổ chức mới đây, GS. Yoshua Benjo (thành viên sáng lập Element AI – Canada) khẳng định, AI rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển công nghệ, bởi công nghệ tạo ra nhiều thay đổi cho nền kinh tế. Việt Nam hiện có một hệ sinh thái công nghệ AI kết nối doanh nghiệp công nghệ, viện nghiên cứu, trường ĐH, đặc biệt là cộng đồng khởi nghiệp trẻ năng động, có trình độ, là bệ phóng để phát triển. GS. Yoshua Benjo bày tỏ mong muốn được hỗ trợ TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung trong xây dựng đô thị thông minh, đô thị sáng tạo bằng việc ứng dụng AI vào các lĩnh vực. Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM) chia sẻ, TP.HCM đang tiến tới xây dựng thành đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030. TP.HCM cũng là địa phương đầu tiên của cả nước phê duyệt chương trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo chỉ đạo của Chính phủ, mà trọng tâm là chương trình thúc đẩy ứng dụng AI.


Ông Bùi Th
ế Duy (Th trưng B KH-CN) nhn đnh, mc dù đã rt n lc nhưng phi mt khá nhiu năm mi trin khai đưc chương trình E-learning ti Vit Nam. Tuy nhiên, ch trong tháng 3-2020, thi đim dch Covid-19 bùng phát mnh trên thế gii thì Vit Nam đã trin khai đng lot chương trình E-learning  các bc hc. Bên cnh đó, các hi ngh, s kin chính tr, ngoi giao ti Vit Nam cũng đưc t chc trc tuyến. Điu này cho thy công ngh s đang to ra nhiu thành tu mi, thúc đy s phát trin chung v mi mt.

PGS.TS Nguyễn Danh Thảo (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) nhấn mạnh, TP.HCM đã và đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động phát triển khoa học ứng dụng, tối ưu hóa nguồn lực để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững, hướng tới đô thị thông minh. Trước xu thế đó, trường nhận thức rõ trách nhiệm của mình, đã đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, xu hướng ứng dụng GIS, RS kết hợp với điện toán đám mây (Cloud computing), khai phá dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoTs), AI… để tạo những ứng dụng tiên tiến trong quản lý hạ tầng đô thị, chăm sóc sức khỏe và quản lý dịch bệnh. Đồng thời hỗ trợ trong quy hoạch và phát triển đô thị bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

K vng ln vào các d án AI

Ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung có nhiều dự án ứng dụng AI đã và đang được áp dụng hiệu quả ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp công nghệ cao… đáp ứng kỳ vọng cho một thành phố thông minh, đô thị sáng tạo.


Thiết b máy bay không ngưi lái phun thuc tr sâu cho cây trng

Một trong những dự án ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế năm 2020 là dự án “Tầm soát bệnh Glôcôm bằng chụp ảnh màu gai thị với ứng dụng phần mềm AI – Eye DR” của bác sĩ Phạm Thị Thủy Tiên (Bệnh viện Mắt TP.HCM). Bác sĩ Thủy Tiên cho hay, Glôcôm có tên gọi khác là cườm nước, là một dạng bệnh lý ở mắt gây tổn hại thần kinh thị giác, gây mù lòa. Giải pháp ứng dụng phần mềm AI – Eye DR để chụp ảnh màu gai thị có tốc độ chụp 6,5 giây mỗi ảnh với độ nhạy trên 92%, chẩn đoán chính xác 92%. Giải pháp này còn giúp tăng năng suất khám của bác sĩ, giảm thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh. Tương tự, ở lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, dự án “Xác định sức khỏe cây trồng bằng máy bay không người lái (drone)” của Công ty CP Công nghệ thông minh MiSmart cũng là một trong số ít dự án ứng dụng AI nổi bật trong năm 2020. Theo đó, thiết bị drone có thể mang tối đa 23kg thuốc trừ sâu phun cho cây trồng. Tính năng nổi trội của việc tích hợp AI trong dự án này là drone có thể phân tích dữ liệu ảnh cây trồng, chỉ ra những bất thường của cây và chẩn đoán bệnh, từ đó đề xuất phun thuốc trừ sâu thích hợp. Phạm Thanh Toàn (đại diện nhóm thực hiện dự án) chia sẻ, ứng dụng AI trong nông nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức, tối ưu hóa chi phí mà hơn hết là tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trong năm 2020, nhiều dự án ứng dụng AI cũng được các quỹ đầu tư, doanh nghiệp quan tâm rót vốn như: Ứng dụng AI vào nuôi trồng thủy sản; AI hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh Alzheimer dựa trên ảnh não MRI; Skin Detective – Ứng dụng tích hợp AI phát hiện các bệnh về da và kết nối bác sĩ da liễu; Bot bán hàng; Hệ thống IoT xác định âm thanh và các tín hiệu bất thường cho máy công nghiệp; Hệ thống điểm danh, phát hiện học sinh vắng hoặc chưa xuống xe bằng mô hình Deep Learning…

Bài, ảnh: T.Tri

Bình luận (0)