Những chú chó xinh xắn, đáng yêu luôn thu hút ánh nhìn và sự quan tâm của mọi người. Chính vì vậy mà hiện nay, nuôi thú cưng đang trở thành môt trào lưu hot nhất trong xã hội. Tuy vậy, chúng ta nên biết rằng những chú thú cưng còn tiềm ẩn trong mình rất nhiều mầm bệnh và sẵn sàng lây bệnh cho chúng ta bất cứ lúc nào. Con người tiếp xúc trực tiếp với chó có thể lây bệnh dại, hắc lào, viêm da, nhiễm trùng giun đũa, giun móc, trùng xoắn móc câu, sán dây.
Top những căn bệnh có thể lây từ chó sang người
Ốm
Chắc chắn rồi, đây là bệnh không thể bỏ qua khi nhắc đến những bệnh được lây nhiễm từ chó mèo. Không chỉ là chó mèo mà các động vật khác được nuôi trong nhà như gia cầm, gia súc cũng luôn có trong người những con virut và có thể lây bệnh cho bạn bất kỳ lúc nào nếu bạn không cẩn thận. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì bạn có thể kiểm soát dễ dàng việc này bằng cách chăm sóc sức khỏe thật tốt cho thú cưng đồng thời giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân saukhi tiếp xúc với chó mèo.
Bệnh dại
Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn, vết cào, liếm của chó dại trên da bị tổn thương. Bệnh trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin hay huyết thanh kháng dại. Nếu không được điều trị, bệnh gây tử vong gần như 100%.
– Triệu chứng ở vật nuôi: chảy nhiều nước bọt là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh dại. Các triệu chứng khác bao gồm thay đổi hành vi, sốt, mẫn cảm với xúc giác, ánh sáng và âm thanh, ẩn nấp trong những nơi tối tăm, đi loạng choạng, chán ăn và co giật.
– Triệu chứng ở người: các triệu chứng ban đầu như sốt, nhức đầu. Khi tiến triển và lây nhiễm vào hệ thần kinh trung ương, người bệnh sẽ mất ngủ, lo lắng, sợ nước, sợ gió, co giật, ảo giác, tê liệt.
Đây là một vi khuẩn sống trong nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Bạn nên đưa chó tiêm vắc xin phòng bệnh và không bơi trong nước nghi ngờ bị nhiễm nước tiểu động vật.
Cách tốt nhất để phòng dại cho chó là tiêm vắc xin cho chúng.
Trùng xoắn móc câu
– Triệu chứng ở vật nuôi: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, không chịu ăn, trầm cảm, vô sinh…
– Triệu chứng ở người: sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh, đau cơ, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, nghiêm trọng hơn là dấu hiệu của viêm màng não hoặc suy thận, gan.
Giun đũa
Giun đũa ký sinh trong phân chó. Bạn nên sử dụng găng tay, túi nhựa hoặc xẻng để làm sạch phân chó, sau đó rửa tay sạch bằng xà phòng.
– Triệu chứng ở vật nuôi: tiêu chảy, nôn mửa, phân có máu, giun thấy trong phân.
– Triệu chứng ở người: con người bị nhiễm giun đũa do lây truyền qua đường phân. Người nhiễm có thể cảm thấy khó thở, nổi mề đay, đau bụng, phân có máu.
Giun móc
Đây là ký sinh trùng bám vào niêm mạc ruột của chó. Trứng giun trong phân chó có thể truyền qua da nếu bạn tiếp xúc với nó.
– Triệu chứng ở vật nuôi: tiêu chảy, sụt cân
– Triệu chứng ở người: giảm cảm giác thèm ăn, thiếu máu, ho, khò khè hoặc phát ban.
Sán dây
Sán dây không chỉ có trong thịt lợn chưa nấu chín, bạn cũng có thể mắc bệnh này từ một con chó nhiễm bệnh. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là rửa tay thường xuyên và tránh ăn thịt chó nhiễm bệnh.
– Triệu chứng ở vật nuôi: tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, có giun dài trong phần nôn.
– Triệu chứng ở người: đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, hay có cảm giác đói hoặc chán ăn.
Hắc lào
Đây là một loại bệnh nấm phát triển trên nang lông, được lây qua tiếp xúc trực tiếp. Bạn nên thường xuyên vệ sinh chỗ nằm cho chó, rửa tay, hút bụi và khử trùng là những cách tốt nhất để tránh hắc lào.
– Triệu chứng ở vật nuôi: vết thương đỏ, da giòn và lông loang lổ, nhưng có thể khó nhìn thấy dưới bộ lông của chúng.
– Triệu chứng ở người: bệnh thường dễ phát hiện nhờ phát ban hình vòng tròn thường có màu đỏ và ngứa.
Viêm da
Chó cắn có thể gây nhiễm trùng da và viêm mô tế bào nghiêm trọng nếu không được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn có làn da nhạy cảm nên rửa sạch da sau khi bị chó liếm, tránh bị mẩn ngứa.
– Triệu chứng ở vật nuôi: không có.
– Triệu chứng ở người: dấu vết cắn và nhiễm trùng da.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)