Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Số hóa hồ sơ, sổ sách: Giáo viên chỉ tập trung vào chuyên môn

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi B GD-ĐT ban hành ch th chn chnh vic lm dng h sơ, s sách trong các nhà trưng, ngay lp tc nhn đưc s đng tình ca giáo viên và cán b qun lý các cp.

Giáo viên cn tp trung phát trin chuyên môn thay vì nng n v h sơ, s sách. Trong nh: Cô Lương Qunh Hoa – giáo viên Trưng THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM) hưng dn hc sinh trong gi hc

Theo nhiều giáo viên và cán bộ quản lý, trước giờ quy định về hồ sơ, sổ sách trong điều lệ nhà trường đã khá rõ ràng. Nếu thực hiện đúng như quy định hiện có thì không hề tạo ra áp lực cho giáo viên. Thế nhưng, tại nhiều đơn vị vẫn tồn tại tình trạng “đẻ” ra thêm một số quy định về hồ sơ, sổ sách, làm khó giáo viên. Chỉ thị một lần nữa nhấn mạnh vai trò của quy định về hồ sơ, sổ sách trong điều lệ nhà trường, là cơ sở để các giáo viên tháo bỏ những áp lực không đáng có, tập trung vào chuyên môn. Đồng thời, dần hướng tới việc số hóa trong ngành giáo dục.

Giáo viên như “tháo đưc gông”

Chỉ thị nêu rõ giám đốc sở GD-ĐT, trưởng phòng GD-ĐT, các hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không quy định thêm những loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định của điều lệ hoặc quy chế nhà trường do Bộ GD-ĐT ban hành. Được biết, hiện tại theo điều lệ nhà trường, một năm mỗi giáo viên sẽ có khoảng 4 đến 5 hồ sơ, sổ sách bắt buộc như học bạ học sinh, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc, giáo án, sổ dự giờ… “Tất cả những hồ sơ, sổ sách đều là bắt buộc, đã được quy định rất kỹ cho mỗi giáo viên. Các loại hồ sơ, sổ sách này được thực hiện rải ra trong suốt cả năm học. Nếu mỗi giáo viên thực hiện nghiêm túc mỗi ngày thì công việc thực tế rất nhẹ nhàng, không có gì là áp lực cả”, cô Tống Thị Mai Hương (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM) chia sẻ.

Ở đơn vị mình, cô Hương cho hay giáo viên luôn được linh hoạt trong việc thực hiện hồ sơ, sổ sách. Thậm chí như giáo án, không chỉ đánh máy mà nhà trường còn cho phép giáo viên sử dụng giáo án cũ trong vòng 5 năm trở lại với điều kiện là được bổ sung thêm về các hoạt động, phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện học sinh trong từng năm học.

Tuy nhiên, cô Hương cũng cho rằng dù quy định trong điều lệ nhà trường đã rất rõ ràng nhưng có thể đâu đó còn một vài đơn vị “đẻ” ra thêm những quy định như viết tay, chép lại hồ sơ sổ sách trong mỗi năm học khiến giáo viên cảm thấy “oải”. “Chỉ thị một lần nữa như “tối hậu thư” giảm bớt các thủ tục hồ sơ, sổ sách không cần thiết cho giáo viên. Đặc biệt là mở ra cho giáo viên những cách làm sáng tạo sao cho có lợi nhất trong giảng dạy và chăm sóc trẻ”, cô Hương nhấn mạnh.

Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) cũng bày tỏ sự hân hoan trước động thái tích cực của Bộ GD-ĐT trong việc “giải phóng” giáo viên. Thầy Phú cho hay hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều đơn vị hồ sơ, sổ sách chép tay và những hồ sơ, sổ sách phát sinh. Đơn cử như có đơn vị dù giáo viên đã soạn giáo án điện tử nhưng lãnh đạo vẫn “đẻ ra” bắt phải chép tay.

Một điều đáng chú ý được Bộ GD-ĐT đưa ra trong chỉ thị là “giáo viên được lựa chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy, từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử”. Về thông tin này, thầy Phú tỏ ra hết sức đồng tình. “Ngành GD-ĐT thực tế phải là đơn vị đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc khuyến khích các trường số hóa hồ sơ, sổ sách là một động thái hết sức đúng đắn để đưa ngành tiệm cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, thầy Phú nói.

Ngay sau khi đọc thông tin về chỉ thị tinh giảm hồ sơ, sổ sách, một giáo viên tiểu học ở huyện Nhà Bè (TP.HCM) cho hay cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm tựa như “tháo được gông”. Giáo viên này cho hay mỗi năm, đặc biệt là dịp đầu năm và cuối năm học, hồ sơ, sổ sách đè nặng đến nỗi “ngủ cũng mơ thấy việc mình chưa hoàn thành hồ sơ, sổ sách”. Nào là soạn giáo án tay, nào là sổ chủ nhiệm cũng viết tay, nào là sổ vào điểm không được gạch xóa một chữ… Không phải nói quá, chỉ thị thực sự như “giải cơn ác mộng” mang tên hồ sơ, sổ sách để giáo viên có thêm thời gian tập trung vào nâng cao chuyên môn.

Phi có kim tra, giám sát

Dù gây được hiệu ứng tích cực” từ phía giáo viên, song đây không phải là lần đầu tiên vấn đề về hồ sơ, sổ sách của giáo viên được Bộ GD-ĐT đề cập đến. “Trong điều lệ nhà trường, quy định về hồ sơ, sổ sách đã được Bộ GD-ĐT ban hành rất rõ ràng và cụ thể. Nếu làm đúng quy định của bộ thì số hồ sơ, sổ sách cũng y chang như chỉ thị lần này Bộ GD-ĐT ban hành. Còn các loại hồ sơ, sổ sách phát sinh trong nhà trường thật ra là do đặc thù của từng trường và do chính hiệu trưởng nhà trường quy định. Chứ về mặt văn bản thì không hề có những quy định cứng nào về các hồ sơ, sổ sách phát sinh cả”, thầy Phạm Phương Bình (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ.

Do đó, thầy Bình cho rằng vấn đề chỉ thị lần này chỉ như một sự nhắc lại để các đơn vị thực hiện đúng theo quy định trước giờ đã ban hành, nghiêm chỉnh không bày thêm hồ sơ, sổ sách mà làm nặng thêm công tác hành chính cho giáo viên trong khi giáo viên thực tế lại cần đẩy mạnh nhiều hơn về đổi mới phương pháp và chất lượng dạy học.

Lý giải về việc nhiều đơn vị yêu cầu giáo viên chép tay giáo án, thầy Bình cho rằng sở dĩ một phần là do một bộ phận giáo viên chưa thực hiện đúng việc soạn hồ sơ, sổ sách, giáo án, biểu mẫu còn tình trạng copy của nhau, chỉ chỉnh sửa tên hoặc tệ hơn là không dám để tên mình. “Việc viết tay phần nào đó hạn chế được tình trạng này”, thầy Bình nói.

Việc chuyển hóa hồ sơ về dữ liệu số, theo thầy Bình, có ưu điểm và nhược điểm. Ưu điểm ở đây là hình thức này sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn trong công tác quản lý và lưu trữ, tiện lợi và nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn. Về mặt nhược điểm, việc số hóa có thể khiến giáo viên lười đầu tư, thậm chí mang tính đối phó. “Về mặt lâu dài, việc số hóa hồ sơ, sổ sách là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Vai trò ở đây chính là khâu sâu sát từ chính mỗi đơn vị giáo dục mà cụ thể là quản lý, ban giám hiệu ở mỗi trường trong việc kiểm tra, nhắc nhở, xử lý kịp thời những giáo viên vi phạm trong việc lơ là, đối phó với hồ sơ, sổ sách, giáo án”, thầy Bình nhấn mạnh.

Trong năm học này, Trung tâm GDNN – GDTX Q.7 (TP.HCM) cũng mạnh dạn từng bước triển khai cải cách hành chính về hồ sơ điện tử. Cô Dương Lệ Thúy (Giám đốc trung tâm) cho hay giáo viên trong trung tâm đang dần công nghệ hóa rất nhiều công đoạn từ giáo án, sổ điểm, hạn chế tối đa việc viết tay, tinh gọn hồ sơ, sổ sách và chỉ tập trung phát triển vào chuyên môn. Tuy nhiên, cô Thúy cũng cho rằng để làm được điều này, từ phía người quản lý phải thật sự mạnh dạn và đột phá. “Không vì số hóa mà lơ là trong khâu hành chính. Càng số hóa, người quản lý càng phải nêu cao trách nhiệm”, cô Thúy bày tỏ.

Dù rất phấn khởi trước chỉ thị của Bộ GD-ĐT, song thầy Huỳnh Thanh Phú lại băn khoăn rằng, đi kèm với chỉ thị phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ chứ không phải ban hành xong “để đó”, để đảm bảo từng đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh đúng tinh thần của chỉ thị. “Bộ GD-ĐT nên có một kênh để giáo viên phản hồi những tồn tại của đơn vị mình. Nếu không thực hiện đúng, Bộ GD-ĐT cần nghiêm túc quy trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị”, thầy Phú đề xuất.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)