Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hợp tác đào tạo theo chuẩn quốc tế: Hướng đi mới của trường nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch hp tác vi doanh nghip trong đào to ngh, hin nay nhiu trưng TC-CĐ đang trin khai các chương trình đào to theo chun quc tế đ thu hút ngưi hc.

Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng TP.HCM trong gi thc hành

Theo đại diện nhiều trường TC-CĐ, chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế được học sinh, sinh viên quan tâm và chất lượng đầu ra cũng được doanh nghiệp đánh giá cao, bởi họ không phải mất thời gian và chi phí đào tạo lại sau khi tuyển dụng.

Mới đây, Trường CĐ Kỹ nghệ II thông báo tuyển sinh chính quy ngành kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải theo tiêu chuẩn Đức sau một thời gian đào tạo thí điểm ngành này. Đây là một trong các ngành nghề chất lượng cao được tài trợ bởi Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển của Đức, do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam thực hiện. TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho biết ở ngành kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải, sinh viên được học với đội ngũ giảng viên từng được đi đào tạo tại Đức về và chuyên gia Đức trực tiếp giảng dạy. Chương trình đào tạo được thiết kế với 50% thời lượng học tại trường và 50% học tại doanh nghiệp. Thời gian đào tạo 2,5 năm, sau khi tốt nghiệp nhận bằng CĐ chính quy và được Đức công nhận trình độ theo tiêu chuẩn nước này.

Tương tự, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (TDC) cũng là một trong những trường tiên phong trong việc gắn kết với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế. Bên cạnh việc cùng xây dựng chương trình đào tạo, trường còn có các chương trình trao đổi và tiếp nhận sinh viên với đối tác. Từ quan hệ đó, Trường  CĐ Yeungnam Ikong (Hàn Quốc) đã tiếp nhận nhiều sinh viên TDC sang học tập theo các chương trình trao đổi, liên kết. Tại buổi gặp mặt với lãnh đạo TDC mới đây, ông Park Jae Hoon (đại diện Trường CĐ Yeungnam Ikong) đánh giá cao năng lực của du học sinh Việt Nam, đặc biệt là sinh viên TDC trong quá trình học tập. Ông Park Jae Hoon kỳ vọng qua thành công của việc hợp tác với TDC sẽ mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế với các trường, tạo điều kiện cho sinh viên hai bên có nhiều cơ hội trải nghiệm, học tập, trau dồi kỹ năng… Trước đó, trong khuôn khổ Ngày hội việc làm TDC Career day 2019, lãnh đạo TDC và Tập đoàn Strategix (Úc) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác MOU nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên trong hoạt động giáo dục, đào tạo. Với bản ghi nhớ hợp tác này, TDC và Tập đoàn Strategix sẽ thực hiện nhiều hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, cụ thể là trao đổi giảng viên, phối hợp tạo điều kiện cho sinh viên TDC học tập, sinh sống và làm việc tại Úc. Bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng TDC) cho biết đây là hoạt động rất có ý nghĩa để trường tiếp cận với các chương trình giáo dục nghề nghiệp tiên tiến từ các quốc gia phát triển như Úc, đồng thời mang đến cơ hội học tập nâng cao và phát triển cho sinh viên của trường. Trong khi đó, ông Wayne Edward Striplin (Giám đốc phụ trách hoạt động ở nước ngoài của Tập đoàn Strategix) khẳng định sẽ nỗ lực để hỗ trợ và mang đến cơ hội học tập cho sinh viên TDC tại Úc trong hành trình này. Trường CĐ Kinh tế TP.HCM và Trường ĐH Gimcheon (Hàn Quốc) cũng vừa có buổi làm việc về nội dung trao đổi sinh viên, chương trình đào tạo ngắn hạn, học phí… cùng những lợi ích liên quan đến sinh viên hai trường. Đây là cơ hội để sinh viên Trường CĐ Kinh tế TP.HCM tìm hiểu về các chuyên ngành dịch vụ mà Trường ĐH Gimcheon có thế mạnh như thực phẩm dinh dưỡng, nha khoa, vật lý trị liệu…

Loi b các chương trình đào to cũ k, lc hu

Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động về khả năng thích ứng của người học sau tốt nghiệp, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) yêu cầu các trường cần quan tâm đến việc đổi mới chương trình đào tạo. Theo đó, những chương trình đào tạo cũ kỹ, lạc hậu phải được thay thế bằng chương trình tiên tiến được xây dựng cùng với doanh nghiệp cũng như các chương trình chuyển giao từ nước ngoài có hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Bên cạnh việc hợp tác với các quốc gia có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển như Đức, Úc, Hàn Quốc…, Nhật Bản cũng là nước mà các trường CĐ đang hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo, đưa sinh viên sang thực tập, làm việc theo chương trình thực tập sinh kỹ năng. Đây là cơ hội giúp sinh viên tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp uy tín của Nhật Bản. Những trường đang triển khai hiệu quả chương trình này là CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM, CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn…

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết một trong những chương trình hợp tác quốc tế mà tổng cục đang triển khai ở 45 trường trên cả nước là chương trình đào tạo thí điểm 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức. Theo đó, 45 trường trên có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực giảng dạy. Đây là cơ hội để các trường khẳng định vị thế, uy tín của mình trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, qua đó cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng cao đủ điều kiện làm việc trong và ngoài nước.

Bài, ảnh: T.Anh

 

Bình luận (0)