Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cấp thiết đổi mới ngành cơ khí nông nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị đẩy mạnh cơ giới hóa tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo báo cáo, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp có bước phát triển nhanh, một số khâu sản xuất đã được cơ giới hóa góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất. Tuy nhiên, sự phát triển còn thiếu bền vững, cơ giới hóa mới chỉ tập trung vào cây lúa ở một số khâu, chưa đồng bộ, tổn thất sau thu hoạch còn cao…

Đứng từ phía người đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp, GS.TS Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết thời gian qua, học viện đã có nhiều mẫu máy ra đời, thậm chí có mẫu máy đã được cấp bằng sáng chế. Nhưng từ mẫu máy đến cỗ máy cho người nông dân sử dụng là một quãng đường dài, cần rất nhiều vốn để đầu tư. Do đó, để có một cỗ máy phải có sự vào cuộc của rất nhiều bộ/ngành, các nhà khoa học không thể có tiền để làm được. Điều này phải có một chính sách lớn của Nhà nước. “Tôi không tin là các nhà khoa học của Việt Nam không thể làm ra được một cái máy nào đó. Tôi nghĩ là ngành cơ nông nghiệp đang bị “bỏ rơi””, GS.TS Trần Đức Viên chia sẻ.

Cũng theo GS.TS Trần Đức Viên, hiện Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những đơn vị còn đào tạo ngành cơ khí nông nghiệp. Nhưng tuyển sinh cũng rất khó khăn, không thu hút được người học. Còn máy móc thực hành được Liên Xô đầu tư từ rất lâu, chưa có điều kiện để thay thế.

Nghiêm Huê

Bình luận (0)