Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Diễn kịch, viết thư pháp để học… “Chữ người tử tù”

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh th hin tài viết thư pháp trong tiết hc

Đây là tiết học trải nghiệm ngoài không gian lớp học vừa được cô Phạm Ngọc Thùy Trang (giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Phạm Văn Sáng, huyện Hóc Môn, TP.HCM) tổ chức cho học sinh lớp 11B5. Theo đó, tiết học diễn ra tại nhà thi đấu đa năng của trường. Dựa vào tác phẩm “Chữ người tử tù”, học sinh trong lớp xây dựng một vở kịch cùng tên; trong đó lời thoại nhân vật, diễn biến vở kịch bám sát nguyên tác của tác giả. Đặc biệt, không chỉ hóa thân thành nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục… để truyền tải nội dung bài học, vở kịch còn có sự xuất hiện của nghệ thuật viết thư pháp do học sinh thể hiện. Nói về phân cảnh viết thư pháp trong vở kịch, Đoàn Thị Ngọc Quý – người thủ vai Huấn Cao – cho hay: Nhằm tôn trọng nguyên tác và tăng tính hiện thực, chân thực của vở kịch, những dòng chữ mà nhân vật Huấn Cao viết trong tác phẩm được em đưa vào vở kịch. Khi hóa thân thành nhân vật Huấn Cao, ngoài việc học lời thoại, em còn phải diễn cho được cái thần thái của nhân vật thể hiện qua tác phong, cử chỉ. Bằng cách học này, chúng em hiểu và nhớ lâu nội dung tác phẩm hơn, tiết học cũng thú vị, bớt nhàm chán.

Nói về hình thức trải nghiệm độc đáo này, cô Thùy Trang cho biết việc thay đổi không gian lớp học trước hết sẽ khiến học sinh cảm thấy hứng thú trong việc học văn, nắm bắt hồn cốt của tác phẩm. Bên cạnh đó, khi hóa thân thành nhân vật, các em một lần nữa được tiếp cận với tác phẩm để hiểu hơn về tính cách nhân vật, giá trị của tác phẩm. “Không những thế, qua hình thức này, các em còn được phát huy năng lực, sở trường của bản thân. Trước khi được trải nghiệm, tất cả học sinh trong lớp đều phải soạn bài mới về tác phẩm, chuẩn bị các câu hỏi liên hệ thực tế. Điều này giúp cho hoạt động trải nghiệm như một cuộc trao đổi, đàm luận vòng tròn, qua đó các em được rèn luyện về kỹ năng sống, kỹ năng nghị luận xã hội”, cô Thùy Trang bày tỏ.

Tin, ảnh: Yến Hoa

 

Bình luận (0)