Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học tiếng Việt thông qua nghệ thuật

Tạp Chí Giáo Dục

S GD-ĐT TP.HCM va t chc chuyên đ “Hc tiếng Vit thông qua ngh thut” ti Trưng Tiu hc Nguyn Bnh Khiêm (Q.1). Đây là chương trình thí đim S GD-ĐT khuyến khích các trưng tiu hc trên đa bàn thành ph thc hin trong năm hc này, nht là lp 1 đ tim cn vi chương trình giáo dc ph thông mi trin khai vào năm hc ti.

Hc sinh Trưng Tiu hc Nguyn Bnh Khiêm tham gia chuyên đ

Trong tiết học, giáo viên chia học sinh thành nhiều góc học tập, gồm: cảm thụ, sáng tác, họa sĩ nhí, đọc diễn cảm và sử dụng những sáng tạo của học sinh từ các góc học tập để làm ngữ liệu mở đưa vào bài học. Theo cô Lâm Hồng Lãm Thúy (Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM), tiếng Việt vốn được xem là bộ môn khó, gây nhiều áp lực cho học sinh tiểu học khi tiếp cận. Trong khi đó, bộ môn này không chỉ phát triển ngôn ngữ cho học sinh mà còn giúp các em phát huy được tư duy thẩm mỹ, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ. “Thông qua nghệ thuật, môn học sẽ được lồng ghép với môn âm nhạc, mỹ thuật. Ở từng phân môn khác nhau: tập đọc; luyện từ và câu; tập làm văn; tập viết – chính tả…, thay vì phương pháp học truyền thống đọc – chép theo SGK, giáo viên có thể lồng ghép, phát triển theo hướng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như thơ, ca, hò, vè, vẽ, kể chuyện do chính học sinh thể hiện vào bài học. Hướng thay đổi này ngoài việc đưa chương trình mở vào bài, giúp bộ môn trở nên hứng thú, không khô khan, phát huy được năng lực của từng cá thể học sinh thì còn phát huy được tính chủ động của chính người giáo viên”, cô Thúy cho biết.

Theo cô Thúy, mục đích của hình thức “Học tiếng Việt thông qua nghệ thuật” là giúp học sinh say mê trong môn học, có ý thức tự giác khi học bởi chỉ khi tự giác học, đọc thì mới có thể tạo ra các sản phẩm theo năng khiếu của mỗi học sinh. Qua đó phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Một điểm tối ưu nữa, đó là giáo viên sẽ sử dụng chính kết quả của học sinh (các sáng tác thơ, ca, vẽ) để làm ngữ liệu bài học, qua đó nâng tầm năng lực của học sinh. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra được giá trị của bản thân không chỉ về mặt kiến thức mà còn ở kỹ năng.

Để học sinh tạo ra sản phẩm, ông Nguyễn Quang Vinh (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay không phải giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh mà là chỉ cách cho các em chuẩn bị trước bài học, để các em có sự chủ động, tự tin trong tiết học. “Sở GD-ĐT TP.HCM không ép các thầy cô phải thực hiện hình thức “Học tiếng Việt thông qua nghệ thuật”, nhưng khuyến khích các thầy cô đưa vào lớp học vì học sinh của mình. Căn cứ vào tính pháp lý của Thông tư 32 và chương trình giáo dục phổ thông 2018, hình thức này không phải thầy cô tự bày vẽ ra mà chính là cách giáo viên đổi mới phương pháp dạy, vận dụng các phương pháp dạy học mở để tiết học trở nên hứng thú, phát huy năng lực của từng học sinh, hướng đến hình thành và phát huy các giá trị về nhân cách, đạo đức, phẩm chất… của các em. Tất cả những điều này là cách để thầy cô chuẩn bị, tiệm cận với chương trình mới sắp tới”, ông Vinh nhấn mạnh.

Được biết, tham gia chuyên đề có trên 250 cán bộ, giáo viên bậc tiểu học đến từ 24 quận/huyện.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)