Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nguy cơ thiếu lao động nhóm ngành công nghiệp trọng yếu

Tạp Chí Giáo Dục

Công ngh thông tin – đin t, cơ khí – t đng hóa là hai trong 4 nhóm ngành công nghip trng yếu có nguy cơ thiếu ht lao đng trong thi gian ti. Đó là khng đnh ca các chuyên gia ti ngày hi tuyn dng vic làm do Khu Công ngh cao TP.HCM t chc mi đây.

Doanh nghip tuyn dng lao đng ti ngày hi vic làm Khu Công ngh cao

Ông Nguyễn Minh Thạnh (Giám đốc Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP.HCM) cho rằng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh đang có sự thay đổi nhanh về công nghệ để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là doanh nghiệp FDI. Theo đó, một số khâu trong dây chuyền sản xuất sẽ được máy móc thay thế và đòi hỏi cao hơn ở người lao động. Vì vậy, lao động chất lượng cao thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin – điện tử, cơ khí – tự động hóa sẽ là ưu tiên số một. Trong khi đó, ông Lâm Nguyễn Hải Long (Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung – QTSC) khẳng định, TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang mở rộng phát triển ứng dụng công nghệ, tích hợp dữ liệu, các ứng dụng trên một nền tảng để bên thứ ba khai thác. Để làm được điều này, trước hết cần một đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản chuyên sâu các chuyên ngành trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (big data)… Ông Long thông tin thêm, không chỉ QTSC mà các doanh nghiệp công nghệ hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là ở các vị trí như an ninh mạng, phát triển ứng dụng, thiết kế và điều hành web, thiết kế vi mạch, kỹ thuật viên điện tử… Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực nhóm ngành cơ khí – luyện kim – công nghệ ô tô hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25%  trong năm 2020 và có thể tăng 5-7%/ năm.

Ông Lê Trung Hòa (Bộ phận tuyển dụng, đào tạo và cung ứng nhân lực, Công ty TNHH Cơ khí Lê Thành) cho biết những năm gần đây, người học các nhóm ngành cơ khí – tự động hóa đều được tuyển dụng với mức lương khá cao (khoảng 7 triệu đồng/tháng đối với trình độ TC mới ra trường; 10-12 triệu đồng/tháng đối với CĐ mới ra trường). Mức lương này có thể tăng lên từ 10-20% sau hai năm làm việc. Theo đó, các vị trí tuyển dụng thường xuyên là kỹ thuật viên, giám sát, nhiều nhất là chế tạo khuôn mẫu và chi tiết máy chính xác… Đánh giá về chất lượng đào tạo trình độ TC-CĐ hiện nay của các trường nghề, ông Hòa thẳng thắn: “Trước đây, vì thiếu thợ nên doanh nghiệp phải “chữa cháy” bằng cách tuyển người học các nghề có liên quan về đào tạo lại. Gần đây, người học mới ra trường có thể làm việc được ngay, nhưng với một số doanh nghiệp đòi hỏi cao, để đáp ứng yêu cầu phải mất từ 1-3 tháng để đào tạo lại; tuy nhiên con số này không nhiều. Hạn chế nhất của người học mới ra trường là trình độ ngoại ngữ, thái độ và kỹ năng…”. 

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho hay, hiện TP.HCM có nhiều trường TC, CĐ được chọn là trường chất lượng cao và trường có nghề trọng điểm. Cùng với Bộ LĐ-TB&XH, TP.HCM đã quan tâm đầu tư, tạo cơ hội để các trường khẳng định mình trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Về chất lượng đào tạo, các trường được doanh nghiệp nhìn nhận có cải thiện đáng kể, tuy nhiên, bên cạnh đào tạo chuyên môn, các trường cần chú ý đào tạo kỹ năng, trong đó có ngoại ngữ. Có như vậy khi ra trường, người mới có thể tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước.

Bài, ảnh: T.Anh

 

Bình luận (0)