Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tuyển sinh 2016: Thí sinh không được rút hồ sơ xét tuyển

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) vừa có thông báo về chủ trương tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh vào ĐH-CĐ 2016.

Tuyen sinh 2016: Thi sinh khong duoc rut ho so xet tuyen
Kỳ thi tuyển sinh năm nay có nhiều thay đổi mới – Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, kỳ thi và tuyển sinh năm nay có nhiều đổi mới.

Không hạn chế "quyền" công bố kết quả thi

Năm 2016 sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ với tám môn thi gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, sinh học, vật lý và hó a học vào các ngày 1, 2, 3, 4 tháng Bảy. Thí sinh (TS) dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đăng ký thi bốn môn, trong đó có ba môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một môn do TS tự chọn trong các môn thi còn lại.

Những TS không được học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được phép chọn môn thi thay thế trong số các môn tự chọn. TS dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ phải dự thi bốn môn tối thiểu và các môn khác để xét tuyển sinh. Riêng với môn ngoại ngữ, học sinh các vùng khó khăn không đủ điều kiện học ngoại ngữ được phép chọn một môn thi bất kỳ trong tám môn thi quy định để thay thế, không cần phải xin phép và được sở GD-ĐT chấp thuận như trước đây.

Đặc biệt, các trường ĐH và các sở GD- ĐT chủ trì cụm thi đều được quyền công bố kết quả thi.

Đề thi tăng cường câu hỏi mở

Theo Bộ GD-ĐT, đề thi được ra theo hướng đánh giá năng lực học sinh, nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12. Đề thi tăng cường các câu hỏi mở, câu hỏi gắn với thực tiễn và câu hỏi vận dụng, đảm bảo độ phân hóa, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ.

Đăng ký xét tuyển: Thí sinh không được đổi nguyện vọng

Dự kiến năm nay, TS không trực tiếp đăng ký xét tuyển tại trường ĐH-CĐ như trước. Thay vào đó, TS sẽ đăng ký xét tuyển, nộp lệ phí xét tuyển qua đường bưu điện (theo hình thức chuyển phát nhanh), hoặc đăng ký trực tuyến.

Thời gian các đợt xét tuyển năm nay cũng được rút ngắn đáng kể, đợt xét tuyển đầu tiên kéo dài 12 ngày (năm trước là 20 ngày), các đợt xét tuyển bổ sung mỗi đợt kéo dài 10 ngày. Để tránh tình trạng hỗn loạn và “ảo” do mỗi TS có quá nhiều nguyện vọng, năm nay, ở đợt một, mỗi TS chỉ được đăng ký xét tuyển vào hai trường, mỗi trường hai nguyện vọng vào hai ngành khác nhau (năm 2015, TS được đăng ký bốn nguyện vọng nhưng cả bốn ngành phải vào cùng một trường).

Đặc biệt, TS không được thay đổi nguyện vọng, rút – nộp hồ sơ gây hỗn loạn như năm trước. Với các đợt xét tuyển bổ sung, TS được đăng ký xét tuyển tối đa vào ba trường, mỗi trường không quá hai ngành.

Như vậy, TS được đăng ký vào nhiều trường hơn, tăng cơ hội chọn ngành yêu thích. Sự điều chỉnh này được cho là khắc phục được hạn chế lớn của kỳ thi năm ngoái, đó là TS cứ phải cố để có một chỗ trong trường ĐH mà bỏ qua sở thích của mình. Nhưng điều này cũng có mặt hạn chế.

Một chuyên gia tuyển sinh dự đoán: "Việc TS được đăng ký vào hai-ba trường trong mỗi đợt xét tuyển tạo nên băn khoăn về tình trạng “trúng tuyển ảo”. Để đối phó điều này chắc chắn các trường sẽ gọi trúng tuyển dôi ra để trừ hao lượng TS trúng tuyển nhập học không đủ. Điều này không gây ảnh hưởng cho các trường top trên nhưng lại dễ khiến các trường top dưới vốn ít nguồn tuyển càng trở nên khan hiếm.

Gia Tuệ/PNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)