Trận đấu với Man City là cơ hội quảng bá thương hiệu cho cả hai phía là SHB (một trong hai đơn vị tổ chức) và CLB Man City. Thành ra, đây là một sự kiện về thương mại nhiều hơn là chuyên môn, nên cũng cần cân nhắc với tên gọi của đội tuyển.
Sự kiện thuần tính thương mại
Theo ý kiến của các chuyên gia trong nước, trận đấu với Man City rõ ràng không phải là cơ hội học hỏi về mặt chuyên môn cho các cầu thủ Việt Nam, bởi đơn giản ở chỗ trình độ đôi bên chênh lệch quá lớn, thì khó bàn đến chuyện học được gì ở đây.
Trận đấu này, nên hiểu cho đúng là sự kiện mang tính thương mại, nhiều hơn là sự kiện đơn thuần về mặt chuyên môn. Chính bầu Hiển, ông chủ của SHB, một trong hai đơn vị tổ chức trận đấu đã nói thẳng đến việc SHB nhắm vào mục đích quảng báo, mục đích thương mại thông qua trận giao hữu sắp diễn ra trên sân Mỹ Đình.
Về phía Manchester City, họ chắc cũng không đơn thuần đến Việt Nam để đá một trận giao hữu rồi lãnh một khoản tiền “cát-sê” cho việc ra sân. Chuyến đi của nhà đương kim Á quân nước Anh cũng là để mở rộng thị trường của họ tại Việt Nam, gây sự chú ý cho các nhà đầu tư châu Á, vốn ngày càng thích rót tiền vào các đội bóng Anh.
Dông dài như trên để thấy rằng đây là trận đấu xuất phát từ nhu cầu của đôi bên, tức bên được mời và bên ngỏ lời mời. Họ tìm thấy điểm chung về vấn đề thương mại thì họ tạo nên trận đấu. Chứ trận đấu này không nằm trong hệ thống thi đấu của FIFA, tức là các CLB không có nghĩa vụ phải bắt buộc nhả quân cho đội tuyển quốc gia.
Theo ý kiến của các chuyên gia trong nước, trận đấu với Man City rõ ràng không phải là cơ hội học hỏi về mặt chuyên môn cho các cầu thủ Việt Nam, bởi đơn giản ở chỗ trình độ đôi bên chênh lệch quá lớn, thì khó bàn đến chuyện học được gì ở đây.
Trận đấu này, nên hiểu cho đúng là sự kiện mang tính thương mại, nhiều hơn là sự kiện đơn thuần về mặt chuyên môn. Chính bầu Hiển, ông chủ của SHB, một trong hai đơn vị tổ chức trận đấu đã nói thẳng đến việc SHB nhắm vào mục đích quảng báo, mục đích thương mại thông qua trận giao hữu sắp diễn ra trên sân Mỹ Đình.
Về phía Manchester City, họ chắc cũng không đơn thuần đến Việt Nam để đá một trận giao hữu rồi lãnh một khoản tiền “cát-sê” cho việc ra sân. Chuyến đi của nhà đương kim Á quân nước Anh cũng là để mở rộng thị trường của họ tại Việt Nam, gây sự chú ý cho các nhà đầu tư châu Á, vốn ngày càng thích rót tiền vào các đội bóng Anh.
Dông dài như trên để thấy rằng đây là trận đấu xuất phát từ nhu cầu của đôi bên, tức bên được mời và bên ngỏ lời mời. Họ tìm thấy điểm chung về vấn đề thương mại thì họ tạo nên trận đấu. Chứ trận đấu này không nằm trong hệ thống thi đấu của FIFA, tức là các CLB không có nghĩa vụ phải bắt buộc nhả quân cho đội tuyển quốc gia.
Nếu gọi là "đội tuyển các ngôi sao", HLV Miura không cần bàn đến phong độ khi gọi người, miễn là người được gọi có ích về mặt thương mại và về mặt truyền thông
Thậm chí, ngược lại, chính các cầu thủ có quyền đòi hỏi bên tổ chức trận đấu trả tiền ra sân cho họ, trong một sự kiện nằm ngoài lịch thi đấu thường niên của FIFA. Và nếu sòng phẳng, VFF và SHB nên làm thế! Bởi, trong cùng một trận đấu, thì không thể có chuyện một bên được trả tiền để ra sân (Man City), trong khi bên kia phải đá theo nghĩa vụ kiểu như nghĩa vụ với đội tuyển quốc gia được! Trận đấu này, xin nhắc lại không có tính chất như vậy!
Gọi cho đúng tên, theo đúng tính chất
Vấn đề thứ hai, là tiêu chí nào để tuyển quân cho đội tuyển chuẩn bị tiếp Man City? Nếu HLV Miura đơn thuần chọn người theo tiêu chí phong độ, thì có đảm bảo tính thương mại như mục đích trận đấu ra đời hay không? Có đảm bảo kéo được khán giả đến sân hay không?
Còn ngược lại, nếu đã gọi là một trận đấu thuần tính thương mại, vị HLV người Nhật có quyền gọi những ngôi sao nổi nhất của bóng đá nội, mà không cần quân tâm đến phong độ, miễn là ngôi sao ấy có giá trị về mặt truyền thông.
Ví như trường hợp của Công Phượng, nếu HLV Miura gọi Công Phượng, nhiều khả năng sẽ có thêm khán giả mua vé đến sân, vì Công Phượng đến thời điểm này vẫn là cầu thủ nổi tiếng nhất Việt Nam.
Nhưng nếu xét về mặt phong độ, về mặt chuyên môn đơn thuần, ở thời điểm hiện tại, Công Phượng không xứng đáng khoác áo đội tuyển quốc gia. Bởi, đội tuyển là đẳng cấp cao nhất của một nền bóng đá, là nơi chỉ dành cho những người giỏi nhất và xứng đáng nhất, chứ không phải là chỗ mà ai vào cũng được, bất chấp năng lực!
Đấy cũng chính là lý do mà khi tổ chức các trận đấu có tính chất tương tự, với những thương hiệu bóng đá lớn như Barcelona, Chelsea, Manchester United, Arsenal, hay Liverpool…, người Thái hay người Indonesia chỉ gọi đội bóng của họ là “đội tuyển các ngôi sao”, chứ không gọi là đội tuyển quốc gia!
Gọi như thế mới đúng tính chất của sự kiện thuần tính thương mại như thế này. Tính chất ấy nằm ở chỗ cầu thủ không bị bắt buộc phải tham gia sự kiện, VFF không có quyền buộc cầu thủ lên tuyển, các CLB cũng không nhất thiết phải “nhả” quân cho đội tuyển ở trận đấu nói trên, nếu họ cảm thấy không cần thiết, theo đúng tinh thần của một trận giao hữu nằm ngoài hệ thống của FIFA.
Khi đội tuyển mang tên các ngôi sao, HLV Miura muốn gọi ai thì gọi, lão tướng cũng được mà cầu thủ có triển vọng cũng chẳng sao, miễn là cầu thủ ấy phục vụ tốt cho mục tiêu thương mại. Ngược lại, nếu đã gọi là đội tuyển quốc gia, thì phải làm đúng những tiêu chí bất di bất dịch mà mọi đội tuyển quốc gia trên thế giới phải có nghĩa vụ thực hiện, liên quan đến yếu tố màu cờ sắc áo, liên quan đến niềm tự hào, đến tính đại diện của cả một nền bóng đá mà đội tuyển ấy mang bên mình!
Gọi cho đúng tên, theo đúng tính chất
Vấn đề thứ hai, là tiêu chí nào để tuyển quân cho đội tuyển chuẩn bị tiếp Man City? Nếu HLV Miura đơn thuần chọn người theo tiêu chí phong độ, thì có đảm bảo tính thương mại như mục đích trận đấu ra đời hay không? Có đảm bảo kéo được khán giả đến sân hay không?
Còn ngược lại, nếu đã gọi là một trận đấu thuần tính thương mại, vị HLV người Nhật có quyền gọi những ngôi sao nổi nhất của bóng đá nội, mà không cần quân tâm đến phong độ, miễn là ngôi sao ấy có giá trị về mặt truyền thông.
Ví như trường hợp của Công Phượng, nếu HLV Miura gọi Công Phượng, nhiều khả năng sẽ có thêm khán giả mua vé đến sân, vì Công Phượng đến thời điểm này vẫn là cầu thủ nổi tiếng nhất Việt Nam.
Nhưng nếu xét về mặt phong độ, về mặt chuyên môn đơn thuần, ở thời điểm hiện tại, Công Phượng không xứng đáng khoác áo đội tuyển quốc gia. Bởi, đội tuyển là đẳng cấp cao nhất của một nền bóng đá, là nơi chỉ dành cho những người giỏi nhất và xứng đáng nhất, chứ không phải là chỗ mà ai vào cũng được, bất chấp năng lực!
Đấy cũng chính là lý do mà khi tổ chức các trận đấu có tính chất tương tự, với những thương hiệu bóng đá lớn như Barcelona, Chelsea, Manchester United, Arsenal, hay Liverpool…, người Thái hay người Indonesia chỉ gọi đội bóng của họ là “đội tuyển các ngôi sao”, chứ không gọi là đội tuyển quốc gia!
Gọi như thế mới đúng tính chất của sự kiện thuần tính thương mại như thế này. Tính chất ấy nằm ở chỗ cầu thủ không bị bắt buộc phải tham gia sự kiện, VFF không có quyền buộc cầu thủ lên tuyển, các CLB cũng không nhất thiết phải “nhả” quân cho đội tuyển ở trận đấu nói trên, nếu họ cảm thấy không cần thiết, theo đúng tinh thần của một trận giao hữu nằm ngoài hệ thống của FIFA.
Khi đội tuyển mang tên các ngôi sao, HLV Miura muốn gọi ai thì gọi, lão tướng cũng được mà cầu thủ có triển vọng cũng chẳng sao, miễn là cầu thủ ấy phục vụ tốt cho mục tiêu thương mại. Ngược lại, nếu đã gọi là đội tuyển quốc gia, thì phải làm đúng những tiêu chí bất di bất dịch mà mọi đội tuyển quốc gia trên thế giới phải có nghĩa vụ thực hiện, liên quan đến yếu tố màu cờ sắc áo, liên quan đến niềm tự hào, đến tính đại diện của cả một nền bóng đá mà đội tuyển ấy mang bên mình!
Trọng Vũ (theo dantri)
Bình luận (0)