Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Nghề nổ bỏng gạo của tuổi thơ

Tạp Chí Giáo Dục

Lũ trẻ lớn lên ở quê ngày ấy làm gì đã biết đến bim bim, chip chip và bao thứ đồ ăn vặt khác như bây giờ.

Lại nhớ tuổi thơ tôi, xưa cả làng chỉ có một hai nhà làm xay xát, nghiền bột và kiêm luôn nổ bỏng. Lũ trẻ con chúng tôi cứ háo hức đứa góp gạo, đứa góp đường, góp ít mì tôm rồi đem ra tiệm xay xát để nổ lấy những túi bỏng ống, bỏng đũa đầy ắp chia nhau ăn.

Nghề nổ bỏng gạo của tuổi thơNguyên liệu để làm ra những chiếc bỏng gạo chẳng hề đắt đỏ. Đơn thuần chỉ có gạo và đường, tùy theo khẩu vị của từng người mà cho thêm đỗ xanh, lạc, vừng hoặc…mì tôm. Theo kinh nghiệm của cô Thắng, để có một mẻ bỏng gạo ngon, không quá ngọt cũng không quá nhạt thì “cứ 1 cân gạo trộn với 2 lạng đường”.

Qua tay trộn của cô hàng xay xát, qua tiếng kêu ro ro của cái máy nổ bỏng, những cái bỏng gạo cứ dài dần ra rồi được cắt vào cái mẹt để sẵn ở dưới đất trong con mắt mong đợi, thèm thuồng của lũ trẻ.

Đến bây giờ, cứ mỗi dịp hè về là tôi lại nhớ đến những ngày tháng ấy, nhớ những chiếc bỏng gạo giòn tan như tiếng cười của lũ trẻ chúng tôi.

Tôi quyết định về thăm làng Đường Lâm để tìm chút hương vị của những năm tháng cũ, đồng thời gửi đến bạn đọc những kỉ niệm về nghề nổ bỏng gạo ngày trước.

May mắn thay, tôi gặp được cô Lê Thị Thắng (xóm Chợ, thôn Đông Sàng, làng cổ Đường Lâm) – chủ tiệm xay xát đã hơn 20 năm với những hình ảnh về nghề nổ bỏng gạo thú vị.

Nghề nổ bỏng gạo của tuổi thơ

Qua tay trộn của cô hàng xay xát, qua tiếng kêu ro ro của cái máy nổ bỏng, những cái bỏng gạo cứ dài dần ra rồi được cắt vào cái mẹt để sẵn ở dưới đất.

Nghề nổ bỏng gạo của tuổi thơ

Bỏng khi vừa ra khỏi máy vẫn còn nóng nên mềm, có thể dùng kéo để cắt được. Sau một lát, khi nguội đi thì những chiếc bỏng sẽ trở nên giòn tan, cắn “rôm rốp” như bim bim.

Nghề nổ bỏng gạo của tuổi thơ

Cậu bé này đang cầm những thanh bỏng ống vừa “ra lò” và chờ mẻ bỏng đũa tiếp theo của cậu.

Nghề nổ bỏng gạo của tuổi thơ

Bỏng đũa. Trong những cái cắn giòn tan của những thanh bỏng còn có mùi vị của những sản vật gần gũi, bình dị của quê hương.

Nghề nổ bỏng gạo của tuổi thơHôm nay, cậu bé được mẹ cho nổ cả một tải bỏng to. Bỏng gạo vẫn là một thức quà khá phổ biến ở Đường Lâm vì giá thành rẻ, khi đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Khách du lịch đến đây vẫn tìm đến để nổ bỏng. Có người vì hiếu kỳ, nhưng cũng có người muốn tìm lại những năm tháng tuổi thơ.

Theo Kiều Dương/ TNO

Bình luận (0)