Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nghệ thuật trong khen thưởng, kỷ luật HS

Tạp Chí Giáo Dục

“Bn cht ca k lut là giáo dc điu xu thành điu tt. Trong k lut hc sinh, thy cô đôi khi làm không sai nhưng quá nguyên tc, cng nhc khiến mc tiêu giáo dc b lu m”, nhn đnh này đưc TS. Nguyn Th Bích Hng (Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) đưa ra trong ta đàm “Ngh thut khen thưng và k lut hc sinh” t chc ti Trưng THPT Nguyn Du (Q.10, TP.HCM) mi đây.

Nhiu nhà qun lý giáo dc cho rng khen thưng, k lut hc sinh cn phi có ngh thut. Trong nh: Thy Hunh Thanh Phú (Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Du) phát biu ti ta đàm

Phân tích rõ hơn, TS. Hồng cho hay, mục tiêu trong kỷ luật là hướng tới cảm hóa học sinh, từ đó hình thành nên những điều tốt đẹp. Vì thế, nếu áp dụng những hình thức kỷ luật không phù hợp không những không cảm hóa được học sinh mà thậm chí còn đẩy các em trở nên “lì lợm, khó nói” hơn. “Thông thường, khi kỷ luật học sinh, thầy cô hay bắt các em viết bản kiểm điểm. Trên thực tế, hình thức này ít mang lại hiệu quả “rút kinh nghiệm” cao cho học sinh. Nhiều em còn viết theo kiểu gượng ép. Do đó, chúng ta nên giáo dục học sinh hơn là kỷ luật. Nếu bắt buộc phải kỷ luật học sinh thì nên theo hướng chia sẻ, trò chuyện, khơi dậy khả năng tự điều chỉnh của các em. Có thể để học sinh tự đưa ra hình thức chuộc lỗi…”, TS. Hồng chia sẻ.

Cũng trong bức tranh kỷ luật học sinh, thầy Nguyễn Duy Tâm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) nhìn nhận khi học sinh vi phạm, giáo viên và nhà trường phải nắm tay các em, đưa các em đi đúng đường. Tuy nhiên, thầy Tâm cho rằng chính phụ huynh cũng phải thay đổi cách nhìn, biết công nhận sự cố gắng của con mình trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, không nên so sánh kiểu “con nhà người ta sao học giỏi thế?…”. Gắn với chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy Lữ Ngọc Đồng (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Khải, Q.11) bày tỏ, chương trình mới có rất nhiều thay đổi cả về chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, kỹ năng sống, công tác xã hội, môi trường… Vì thế không chỉ thay đổi về hình thức khen thưởng, kỷ luật học sinh mà nội dung trong khen thưởng, kỷ luật cũng cần được mở rộng, cập nhật thêm các nội dung mang tính thời đại. Cạnh đó, các hình thức kỷ luật cũ cần phải “hạ xuống”. “Giáo dục toàn diện thì khen thưởng, kỷ luật học sinh cũng phải toàn diện. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là khen thưởng theo kiểu “trăm hoa đua nở” mà có sự chọn lọc, đẩy mạnh tính giáo dục”, thầy Đồng nói.

Chia sẻ riêng về vấn đề khen thưởng học sinh, ThS. Nguyễn Hồng Ân (giảng viên tâm lý học, Trường ĐH Hoa Sen) đã kể lại câu chuyện của mình trong suốt những năm phổ thông khi miệt mài cố gắng nhưng lại không được công nhận: Có học sinh có thể được khen thưởng một cách quá mức, giải thưởng nào cũng đến tay khiến cho giá trị khen thưởng không cao. Nhưng ngược lại, có những học sinh dù có cố gắng đến mấy cũng không được ghi nhận, khiến nỗ lực cố gắng không còn. “Khen thưởng ở đây, nếu bàn như thế nào thì giáo viên cần phải đưa học sinh vào câu chuyện này. Tất cả mọi học sinh đều phải được công nhận, khen thưởng như nhau, dù thành tích học tập có thể không giống nhau. Phải xây dựng được tiêu chí khen thưởng dựa trên tiêu chí của chính người học. Trong đó nên có những giá trị phổ quát, hướng tới xây dựng một người công dân tốt hơn là các giá trị về thành tích”, ThS. Ân đúc kết.

“Giáo dc toàn din thì khen thưng, k lut hc sinh cũng phi toàn din. Tuy vy, điu này không có nghĩa là khen thưng theo kiu “trăm hoa đua n” mà có s chn lc, đy mnh tính giáo dc”, thy L Ngc Đng (Phó Hiu trưng Trưng THPT Trn Quang Khi, Q.11) nói.

Nhìn nhận một cách tổng quát vấn đề khen thưởng, kỷ luật học sinh trong thời đại 4.0 hiện nay, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) cho rằng phải “thổi” được hơi thở của thời đại 4.0 vào vấn đề khen thưởng, kỷ luật học sinh. Đó có thể là hơi thở về bảo vệ môi trường, giáo dục văn hóa, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc… Khen thưởng nên mang yếu tố tinh thần hơn là vật chất, gắn với mục tiêu giáo dục của nhà trường. “Ngay cả giấy khen, mỗi trường học cũng nên nghiên cứu, làm sao giấy khen vừa là niềm kiêu hãnh cho học sinh, vừa mang văn hóa riêng của nhà trường. Giáo viên đừng tiếc lời khen học sinh, cả khi các em hơn mình. Tuy nhiên, khen thưởng kịp thời là tốt nhưng phải tế nhị, để lan tỏa được những câu chuyện giáo dục. Đặc biệt, khi khen thưởng nên có sự tham gia của phụ huynh. Điều này không chỉ khiến phụ huynh tự hào, thấy thành tích con mình được ghi nhận mà còn tạo ra sự đồng hành, gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường trong mục tiêu giáo dục”, thầy Phú khẳng định.

Khẳng định việc khen thưởng trong nhà trường là rất cần thiết, tạo động lực lớn cho học sinh, tuy nhiên, thầy Phú cho rằng bên cạnh các loại hình khen thưởng truyền thống trong giáo dục văn hóa, nhà trường cần đa dạng các loại hình khen thưởng trong hoạt động dạy học, qua đó giúp phát huy năng lực, tiệm cận với từng học sinh. Ngược lại, trong câu chuyện kỷ luật học sinh, thầy Phú không đồng tình với các hình thức mang tính phản giáo dục như đuổi học, bêu tên trước cờ… “Chúng ta phải xỏ chân mình vào giày của học sinh xem có vừa, có chật, có rộng không, mới thấu cảm với các em. Đừng áp đặt rằng “vi phạm này phải kỷ luật như thế này, như thế kia…”. Nhưng cũng đừng theo kiểu ban ơn “đáng lẽ phải kỷ luật thế này mà thầy/cô chỉ phạt em như vậy”, cũng đừng nhắc đi nhắc lại vi phạm của các em. Hãy kỷ luật làm sao để tự các em hiểu ra được cái sai của mình, và trở nên tốt hơn sau đó”, thầy Phú nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Bình luận (0)