Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đôi bạn học với “Trạm xe buýt thông minh”

Tạp Chí Giáo Dục

Đôi bn Đ Vương Phúc (lp 11A1) và Lê Thanh Nhã (lp 11A5) Trưng THPT Trn Khai Nguyên đã cùng bt tay thc hin đ tài “Trm xe buýt thông minh” vi mong mun to ra mt trm xe buýt “như mơ”, thu hút ngưi dùng, t đó thay đi b mt giao thông đô th.

Mô hình trm xe buýt thông minh ca đôi bn hc sinh Trưng THPT Trn Khai Nguyên

Trm xe buýt thành mt tác phm ngh thut

Trước khi bắt tay vào đề tài, nhóm nghiên cứu đã dày công thực hiện một cuộc khảo sát giấy và khảo sát trên mạng xã hội về thói quen sử dụng xe buýt từ nhiều đối tượng. “Chỉ 30-40% học sinh (bao gồm cả học sinh trong trường) sử dụng xe buýt làm phương tiện đi học hàng ngày. Đối với người đi làm, thì con số này còn ít hơn nữa. Đa phần những lý do bất tiện thường được đưa ra là không an toàn, tốn nhiều thời gian, nhếch nhác, bụi bặm…”, Thanh Nhã cho biết.

Câu hỏi “Làm thế nào để xe buýt thật sự thu hút người dùng? làm thế nào để cải thiện được những bất tiện trên?” khiến đôi bạn “mất ăn mất ngủ”. Là con gái nên Thanh Nhã được giao nhiệm vụ lên ý tưởng cho mô hình để Vương Phúc xây dựng. “Qua tìm hiểu, em thấy ở nhiều nước như Úc, Đức hay gần hơn là Nhật Bản, người dân, học sinh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng rất nhiều. Ngoài hệ thống hạ tầng tốt thì những trạm xe buýt của họ cũng đáng mơ ước. Như một tác phẩm nghệ thuật vậy”, chính điều này thôi thúc Thanh Nhã vẽ ra ý tưởng để tạo ra một trạm xe buýt mà không hẳn là trạm xe buýt, ở đó người dùng có thể dừng chân nghỉ ngơi, tránh mưa nắng, “đón xe buýt ung dung như đi nghỉ dưỡng”.

Theo Thanh Nhã, trạm xe buýt thông minh thật ra là một mô hình khép kín có máy lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời, trên nóc trạm và xung quanh trạm được trồng cây để tạo mảng xanh đô thị. Điều đặc biệt, nước tưới cây được lấy từ chính nước thải máy lạnh.

Còn bài toán rác thải để giải quyết sự nhếch nhác của các trạm xe buýt, Thanh Nhã chia sẻ, bên ngoài trạm sẽ được đặt một thùng rác thông minh, biết nói cảm ơn, nhắc nhở. “Thùng rác này được kết nối vào phía trong trạm bằng một hệ thống. Người ngồi phía trong trạm, chỉ cần bỏ rác vào hệ thống đó. Chính động tác bỏ rác đó lại tương tự như một nút khởi động để nước thải từ máy lạnh chạy ra tưới nước cho cây”.

Cũng theo cô bạn, thùng rác ngoài cảm biến giọng nói còn được gắn cảm biến độ ẩm kết nối với đất trồng cây để nhắc nhở người dùng khi lượng nước tưới cây đã đủ, tránh trường hợp rác thải quá nhiều và cây bị úng nước.

Một phần khiến người dùng “nhẹ nhõm, an tâm” khi sử dụng trạm xe buýt thông minh chính là thời gian. “Chức năng báo trễ của trạm xe buýt sẽ thông báo cho người dùng biết rằng tuyến xe mình đang chờ sẽ đến trễ trong vòng bao nhiêu phút nữa. Điều này vừa không tạo áp lực cho tài xế, vừa khiến người dùng bớt sốt ruột”, nhóm nghiên cứu cho biết.

“Tôi s đi xe buýt”!

Là cam kết được nhiều người đưa ra khi được hỏi về việc liệu mình có dùng xe buýt để đi làm, đi học thay vì phương tiện giao thông cá nhân như hiện nay nếu trạm xe buýt thông minh như trên được xây dựng. “Khi đã có ý tưởng, chúng em bắt đầu đi lấy ý kiến người dùng. Trong vòng một tuần, qua khảo sát tại Q.1, Q.5, rất nhiều người tỏ ra hứng thú. Chính bản thân em, nếu có một trạm xe buýt mơ ước như thế đưa vào sử dụng, em cũng tình nguyện cam tâm sử dụng không hối tiếc”, Vương Phúc hóm hỉnh.

Đánh giá v mô hình “như mơ” ca hc trò, thy Ngô Hùng Cưng, Phó Hiu trưng nhà trưng cho biết, mô hình có tính ng dng thc tế rt cao khi có th thu hút đưc ngưi dùng đến vi xe buýt. Đc bit là trang b đưc cho hc sinh nhng k năng v lp trình, lp ghép trong quá trình đưa ng dng công ngh 4.0 vào thc tế.

Ròng rã trong vòng 4 tháng, để có thể đưa những ý tưởng của Thanh Nhã thành mô hình, Vương Phúc cho biết, khó khăn nhất trong công trình này chính là khâu thùng rác biết nói và hoàn thiện chức năng báo trễ. “Phải mất thêm 2 tháng nữa để nâng cấp thùng rác lên cảm biến giọng nói. Làm đi làm lại cả 5 lần vì mạch cảm biến cứ hư hoài. Giọng nói khi được thu âm vào cảm biến phải vừa đủ nghe, không quá lớn, cũng không được quá nhỏ”.

Đối với chức năng báo trễ của trạm xe buýt, Vương Phúc chia sẻ, đây là chức năng “an toàn” nhất của trạm xe buýt. “Thông thường hiện nay, mỗi khi kẹt xe, tài xế thường chạy nhanh hơn vì sợ trễ giờ. Như vậy, vừa mất an toàn giao thông, vừa gây thêm ùn tắc. Chức năng báo trễ được xây dựng, tài xế chỉ việc nhắn tin theo cú pháp nhất định gửi qua một số điện thoại tổng đài để phát đến trạm xe buýt. Qua đó, người chờ xe buýt cũng sẽ biết được khoảng thời gian xe buýt sẽ đến”.

 “Mô hình được hoàn thành từ rất nhiều nguyên liệu tái chế như thanh gỗ cũ, ống nước, bên cạnh việc mong muốn thu hút mọi người sử dụng xe buýt thì chúng em cũng phát đi thông điệp hãy giữ gìn và bảo vệ môi trường”, nhóm nghiên cứu nhắn nhủ.

Đóng vai trò tham vấn cho nhóm nghiên cứu, cô Hồ Ngọc Linh (giáo viên tâm lý nhà trường) tin tưởng rằng, mô hình trạm xe buýt thông minh sẽ thay đổi được thói quen sử dụng xe buýt của người dân khi đánh vào tâm lý mong muốn sự an toàn, tiện lợi, sạch sẽ của người sử dụng.

Yến Quân

 

Bình luận (0)