Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nghệ sĩ Nhứt Dũng: Sân khấu và bục giảng

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch là ngh sĩ ni tiếng chơi đưc rt nhiu loi nhc c dân tc ca Vit Nam, ngh sĩ Nht Dũng còn là ngưi thy đáng kính ca nhiu nhc công và các din viên ci lương tr. Hơn 30 năm gn bó vi ngh giáo, ngh sĩ Nht Dũng đã mit mài ươm mm mt đi ngũ kế tha cho loi hình ngh thut dân tc này.

Ngh sĩ – nhà giáo Nht Dũng  (th 3 t phi sang) cùng các hc trò ca mình trong CLB Đn ca Tài t – Ci lương

“Con nhà tông” ni nghip

Hẹn gặp nhà giáo – nghệ sĩ Nhứt Dũng không khó, nhưng để trò chuyện thật lâu với ông thì không dễ bởi ông rất bận rộn với sân khấu và bục giảng. Ông tên thật là Phan Nhứt Dũng, sinh 1963 tại Sài Gòn trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Thân phụ ông là nghệ nhân dân gian Tám Nhứt – một thầy nhạc lễ nổi tiếng. Từ năm 13 đến 18 tuổi, ông đã theo học nhạc lễ (bộ gõ và kèn) từ cái nôi truyền thống của cha. Sau đó ông vào Trường NTSKII học nhạc cụ dân tộc (1979-1984), tốt nghiệp, ông được trường giữ lại phụ giảng một năm. Từ năm 1985, ông là giảng viên của Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM cho đến nay, hiện ông là Trưởng khoa Kịch hát dân tộc. Bên cạnh đó, ông còn được tu nghiệp tại Nhạc viện TP.HCM cấp ĐH. Ngoài những lý thuyết và thực hành ở trường lớp chính quy, nghệ sĩ Nhứt Dũng còn tự tìm tòi nghiên cứu tính năng và học thêm thành thạo nhiều loại nhạc cụ của cả ba trường phái: Nhạc lễ – tài tử – cải lương với các loại trống nhạc, trống bồng, kèn, cò, kìm, sến, đoản, tam, guitar phím lõm…

Sở trường của ông là đờn cò và đánh trống bồng. Tại Festival Huế năm 1998, Nhứt Dũng độc tấu trống bồng và trở thành người “độc nhất vô nhị” sử dụng loại trống này, đồng thời tiết mục đoạt huy chương vàng. Năm 2007, cùng với ca trù, cồng chiêng Tây Nguyên và nhã nhạc cung đình Huế, nhạc lễ cũng đã sang Ý tham dự Festival Torino Settembre Musica. Phần trình diễn nhạc lễ với tiết mục trống bồng do nghệ sĩ Nhứt Dũng thể hiện là một trong những tiết mục nhận được nhiều thiện cảm của bạn bè quốc tế.

Nghệ sĩ Nhứt Dũng tâm tư: “Tôi nghĩ âm nhạc cổ truyền sẽ không mất, vì đó là ngôn ngữ, là tiếng nói của dân tộc. Nhất là nhạc lễ vẫn sẽ tồn tại trong những sinh hoạt tâm linh của người Việt. Điều tôi rất lo lắng là khi những bậc trưởng bối qua đời, không biết có bạn trẻ nào đủ tâm huyết, năng lực để giới thiệu cái hay, cái đẹp của âm nhạc cổ truyền cho những thế hệ đi sau hay không?”.

30 năm mt tình yêu âm nhc dân tc

Hơn 30 năm qua, nghệ sĩ Nhứt Dũng tham gia giảng dạy rất nhiều khóa đào tạo nhạc công, với chuyên môn bộ gõ, đờn cò và ký xướng âm. Trong đó, có nhiều học trò nhạc công của ông rất thành đạt. Bên cạnh đó, ông thường xuyên có mặt ở các phong trào từ các đơn vị cơ sở ở TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành, tham gia các lễ hội lớn đem lại nhiều giải thưởng cao cho nhiều tập thể… Hiện nay, ông còn là Chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử – Cải lương của Cung Văn hóa Lao động TP.HCM, đã đào tạo rất nhiều học trò đam mê âm nhạc dân tộc. Ông cho biết: “Nhìn các em học trò mình dạy sau 3, 4 năm với biết bao tâm huyết của thầy cô, tiền của cha mẹ, vậy mà tốt nghiệp xong, mấy em chỉ có thể diễn ở các quán, tụ điểm nhỏ chứ không có được một sân khấu cho đàng hoàng. Vì thế, tôi đứng ra gầy dựng CLB Đờn ca tài tử – Cải lương nhằm tạo ra sân chơi cho các em sinh viên mới ra trường và các thành viên yêu thích nghệ thuật đờn ca tài tử – cải lương có dịp rèn luyện nghề nghiệp. Cứ mỗi quý, CLB tổ chức những chương trình biểu diễn, tạo điều kiện cho các em học viên thỏa sức với đam mê sân khấu…”.

Nhà giáo Nhứt Dũng được nhiều thế hệ sinh viên yêu quý, kính trọng bởi sự nhiệt tình, tận tụy. Nói về nghề giáo, Nhứt Dũng chia sẻ: “Theo tôi, nghề giáo luôn là một nghề cao quý, được mọi người kính trọng. Để gắn bó với nghề giáo, đòi hỏi chúng ta phải có trái tim nhân ái và sự yêu thương, đó cũng chính là động lực giúp tôi yêu nghề và gắn bó với nghề”.

Hơn 30 năm theo nghiệp giáo, Nhứt Dũng là nhà giáo người thầy rất mực yêu thương, tận tâm với học trò, nhưng ông cũng nổi tiếng là người rất khó tính trong giảng dạy. Có lẽ chính điều đó mà nhiều học trò khi ra trường đều không quên được thầy. Ngoài những lúc nghiêm khắc trên bục giảng, ông còn là một người rất vui tính và có tấm lòng bao dung với học trò.

Ngh sĩ – nhà giáo Nht Dũng đang biu din mt bài bn tài t ci lương

Lúc sinh thi, GS.TS Trn Văn Khê tng nhn đnh: “Điu đáng quý, đáng trân trng, đáng hc h ngh sĩ Nht Dũng chính là tình yêu dành cho âm nhc truyn thng lúc nào cũng cháy bng. Ngh thut đn ca tài t Nam b đưc UNESCO công nhn là Di sn văn hóa phi vt th đi din ca nhân loi. Trong quá trình bo v không gian ca môn ngh thut này, vai trò và s đóng góp ca ngh sĩ Nht Dũng là rt ln. T mt ngưi mê nhc l, đn ca tài t, Nht Dũng đã đem kiến thc âm nhc c truyn nhân rng khp nơi cho gii tr”.

Nhìn nghệ sĩ Nhứt Dũng say sưa truyền đạt những kinh nghiệm biểu diễn cho các học trò của mình trên bục giảng, không ai còn nghĩ đến một nghệ sĩ đa tài mà đó là hình ảnh của một nhà sư phạm tận tụy yêu nghề. Ông nói: “Tôi yêu sân khấu và yêu nghề dạy học. Mỗi lĩnh vực đều làm cho cuộc sống đẹp hơn và tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi mong kiếp sau vẫn xin được làm nhà giáo dù nghề này không giúp cho tôi làm giàu…”.

Với quan niệm, muốn giữ gìn và phát triển hơn nữa đờn ca tài tử thì nhà trường phải là điểm xuất phát đầu tiên. Vì thế ông rất mong được phối hợp với các đơn vị đưa đờn ca tài tử vào học đường. Ông nói: “Để giới trẻ yêu âm nhạc dân tộc thì ban đầu họ phải có cơ hội biết và nghe. Thế nhưng hiện nay điều kiện tiếp xúc với âm nhạc của giới trẻ còn quá hạn chế. Không chỉ hạn chế trong giáo dục ngay từ nhà trường mà còn hạn chế từ những phương tiện thông tin đại chúng như sân khấu, phim ảnh, truyền hình… còn rất ít, đơn điệu và chắp vá. Vì thế nhà trường nên có chương trình đào tạo về âm nhạc dân tộc cổ truyền nói chung và tính năng nhạc cụ như tính chất bài, bản, giáo án cụ thể để đưa vào giảng dạy trong nhà trường…”.

Với những đóng góp của mình, ông đã được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục…

Sau những giờ phút tất bật với công việc, ông bình yên khi trở về mái ấm của mình bên người vợ hiền đảm đang Nguyễn Kim Loan (cũng là một nhà giáo) cùng những người con, cháu hiếu thảo.

Khôi Nguyên

 

 

Bình luận (0)