Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Giáo viên phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tháng 12 này, B GD-ĐT ban hành thông tư mi quy đnh v mã s, tiêu chun chc danh ngh nghip ca giáo viên mm non, ph thông. Đáng chú ý, thông tư mi s xóa b quy đnh v chng ch ngoi ng tin hc trong tiêu chun trình đ đào to, bi dưng. Khi đưc ban hành, thông tư s chính thc có hiu lc t tháng 2-2021.


Giáo viên cn phi đưc bi dưng thưng xuyên v k năng ngoi ng, tin hc khi các quy đnh chng ch ngoi ng, tin hc đưc xóa b. Trong hình: Giáo viên Trưng THPT Nguyn Du (Q.10) đưc bi dưng thưng xuyên v tin hc

Là giáo viên nhiều năm phụ trách lớp 1, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền (giáo viên một trường TH Q.Bình Tân) cho hay, công việc của giáo viên lớp 1 không đòi hỏi cao về trình độ ngoại ngữ, tin học song để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân phục vụ cho công việc, nhất là đổi mới giáo dục thì đòi hỏi giáo viên luôn phải chủ động đổi mới, thay đổi phương pháp. “Việc chủ động đổi mới đó chính là quá trình giáo viên bổ sung kiến thức về ngoại ngữ, tin học – một cách phù hợp nhất, sát nhất với môi trường giảng dạy và đối tượng học sinh của mình. Còn các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đào tạo kiểu “hàng loạt” theo quy định như hiện nay hầu như giáo viên chỉ hoàn thành cho có để bổ sung vào hồ sơ thi thăng hạng, rất ít để phục vụ cho công việc”.

Theo giáo viên này, nhiều khi công việc đòi hỏi những kiến thức tin học một đằng nhưng quá trình học chứng chỉ tin học thì giáo viên lại được cung cấp một nẻo, rất “không ăn khớp nhau”. “Công việc đòi hỏi các kỹ năng về PowerPoint, Microsoft hay các kỹ năng về tạo video, cắt ghép tạo bài giảng e-Learning nhưng việc học chứng chỉ hầu như chỉ cung cấp kiến thức về tin học văn phòng nói chung, thành ra giáo viên vẫn phải tự mình học thêm các kiến thức tin học phù hợp nếu muốn đổi mới chuyên môn, tạo hứng thú cho học sinh trong bài giảng…”.

Cán bộ quản lý một trường THPT tại Q.5 (TP.HCM) nhìn nhận, trong thời đại 4.0 hiện nay, giáo viên dù ở bậc học nào cũng đều phải có những hiểu biết nhất định về ngoại ngữ, tin học để phục vụ thuận lợi cho công việc của mình. Các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nếu được đào tạo một cách bài bản thì giúp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhưng thực tế cho thấy, các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ tin học trong thời gian qua đã “làm khổ” giáo viên. “Những kiến thức này phải được từng giáo viên, từng đơn vị nhà trường và các cấp quản lý nhận thức đúng đắn, có hướng bồi dưỡng thường xuyên chứ không phải “lệ thuộc” vào các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đào tạo theo kiểu ngày một ngày hai. Việc lệ thuộc vào các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như hiện nay gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí là tiêu cực. Nếu giáo viên học một cách đúng đắn thì sẽ là tích cực, giúp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhưng nếu giáo viên chỉ mang tâm lý học để thăng hạng, học để bổ sung vào hồ sơ như quy định trong nhiều năm qua thì sẽ mang tính hình thức, nảy sinh ra tiêu cực”.

Thực tế nhiều năm qua, nhiều đơn vị khi nhìn nhận ra tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên đã tự tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học tại trường mình, phù hợp với trình độ giáo viên và phục vụ một cách sát thực vào công việc giảng dạy. “Nhiều năm nay trường luôn tự tổ chức các khóa bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học cho giáo viên dựa trên chính nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên và tình hình thực tế của nhà trường. Vì thế, giáo trình đào tạo rất sát thực, hiểu giáo viên thiếu gì, yếu gì để nâng cao. Việc bồi dưỡng chuyên môn này không chỉ thực hiện trong một vài ngày mà được nhà trường thực hiện thường xuyên mỗi năm, do đó giáo viên học là thực chất và học xong là phục vụ ngay công việc của mình”, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) chia sẻ.

Thầy Phú đánh giá, bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giáo viên là cần thiết nhưng không có nghĩa là “bỏ trắng” hai kỹ năng này mà thay vào đó, từng giáo viên cần phải chủ động nâng cao kỹ năng đồng thời giáo viên cần phải được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chuyên môn, phục vụ công việc…

Bài, ảnh: Giang Quân

Bình luận (0)