Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tạp Chí Giáo Dục

Công tác tuyn sinh trong năm 2021 và cho đến năm 2025 cơ bn gi n đnh như năm 2020 vi mt s ci tiến v mt k thut đng thi nâng cao vai trò t ch, trách nhim ca các cơ s giáo dc ĐH; đm bo công bng, tin cy, minh bch. Kết qu k thi tt nghip THPT tiếp tc đóng vai trò quan trng đưc các trưng s dng làm cơ s xét tuyn.


Thí sinh TP.HCM d thi tt nghip THPT năm 2020

Đây chính là một trong 5 vấn đề nổi bật được đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia, cơ sở giáo dục ĐH tập trung thảo luận tại hội nghị trực tuyến giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức mới đây.

Gi n đnh k thi nhưng có ci tiến

Theo đại diện các cơ sở giáo dục ĐH, trong 5 năm qua, công tác tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm đã được đổi mới thành công theo một lộ trình ổn định, đúng hướng; giúp giảm áp lực và chi phí cho toàn xã hội, mang lại nhiều lợi ích cho thí sinh và các trường. Thí sinh không phải thi nhiều lần, được đăng ký nhiều nguyện vọng và được điều chỉnh nguyện vọng sau khi thi, gia tăng đáng kể cơ hội trúng tuyển.

Các trường phối hợp thực hiện xét tuyển nhẹ nhàng dựa vào phần mềm xét tuyển chung và lọc ảo do Bộ GD-ĐT hỗ trợ; đồng thời thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh với những phương thức khác, phù hợp với yêu cầu riêng.

Cùng với điều chỉnh kịp thời và chỉ đạo sát sao của Bộ GD-ĐT, sự chủ động của các cơ sở giáo dục ĐH, phối hợp của các cơ sở giáo dục ĐH với các địa phương, công tác tổ chức thi và tuyển sinh năm 2020 đã vượt qua những khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, đạt kết quả tốt, xét tuyển đợt 1 đã sử dụng kết quả gộp chung của cả 2 lần thi tốt nghiệp THPT.

Trên cơ sở phát huy những ưu điểm đã nêu, các cơ sở giáo dục ĐH mong muốn công tác tuyển sinh trong năm 2021 và cho đến năm 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2020 với một số cải tiến về mặt kỹ thuật đồng thời nâng cao vai trò tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục ĐH; đảm bảo công bằng, tin cậy, minh bạch. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp tục đóng vai trò quan trọng được các trường sử dụng làm cơ sở xét tuyển.

Chủ trương trên cũng được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh trong kết luận hội nghị. Theo Thứ trưởng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tới đây, Cổng đăng ký thi và xét tuyển sẽ được tích hợp từng bước vào Cổng dịch vụ công quốc gia, tăng cường tiếp cận và tương tác với thí sinh trong cả nước.

Nhằm tăng vai trò tự chủ và trách nhiệm của cơ sở giáo dục ĐH, đối với các trường có yêu cầu bài thi riêng để đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh, Bộ GD-ĐT khuyến khích hình thức liên kết tổ chức thi theo nhóm trường, đồng thời chuẩn bị các điều kiện tiến tới thành lập các trung tâm khảo thí độc lập. 

Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường tham gia xét tuyển và lọc ảo chung, tích hợp các phương thức tuyển sinh khác nhau, tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký nguyện vọng theo nhiều phương thức, đồng thời giảm tỷ lệ ảo cho các trường.

Nhiu ch tiêu xét kết qu thi tt nghip THPT

Đến nay, một số trường ĐH tại TP.HCM  đã công bố đề án tuyển sinh dự kiến cho năm 2021 với các phương thức xét tuyển cũng khá ổn định như năm trước. Trong đó, các trường này dành rất nhiều chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT nên đều mong muốn kỳ thi được duy trì, ổn định.

Cụ thể, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dự kiến xét 6.600 chỉ tiêu trình độ ĐH chính quy cho 50 ngành đào tạo theo 4 phương thức xét tuyển độc lập tương tự như năm trước, gồm: Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM; xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12; xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12).

ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung (Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông nhà trường) cho biết, dự kiến năm 2021, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm 65% tổng chỉ tiêu xét tuyển của trường; phương thức xét học bạ chiếm 30% và xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM chiếm 5%. Đây cũng là tỷ lệ ổn định nhiều năm qua của trường, tiếp tục được giữ trong năm 2021 để thí sinh không bị bất ngờ, có điều kiện dành thời gian tìm hiểu thông tin định hướng chọn ngành, chọn trường phù hợp hơn là lo lắng tìm cách “thích nghi” với các phương thức xét tuyển mới. 

ThS. Dung nhận định, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 vẫn là kỳ thi mang tính truyền thống, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá phân loại thí sinh. Bộ GD-ĐT cũng chủ trương giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021-2025, đồng thời tập trung nghiên cứu áp dụng công nghệ và chú trọng xây dựng, phát triển ngân hàng câu hỏi thi cho phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông. Việc trường giữ chỉ tiêu lớn cho phương thức này phù hợp để thí sinh vừa có thể tập trung vào các tổ hợp thế mạnh của mình khi xét tuyển ĐH vừa thuận tiện ôn tập thi tốt nghiệp THPT.

“Những năm qua, mặc dù có các phương thức xét tuyển mới nhưng vai trò của kỳ thi tốt nghiệp THPT trong quá trình phân loại và xét tuyển của trường vẫn không thể phủ nhận, nguồn thí sinh từ phương thức này vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số thí sinh xét tuyển và trúng tuyển. Không ít thí sinh dù chọn xét tuyển nhiều phương thức nhưng vẫn dành sự quan tâm và ưu tiên lớn nhất cho phương thức xét kết quả thi này. Do vậy, dù đa dạng hóa phương thức xét tuyển để tăng cơ hội cho thí sinh, trường vẫn chủ trương giữ sự ổn định cần thiết thông qua tỷ lệ chỉ tiêu phù hợp với từng phương thức” – ThS. Dung chia sẻ.

Đề án tuyển sinh dự kiến năm 2021 của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, các phương thức xét tuyển cơ bản không thay đổi, ngoài 5 ngành mới dự kiến mở, trong đó có ngành báo chí.

Theo đó, trường dự kiến xét 4 phương thức với 3.495 chỉ tiêu cho 30 ngành. Cụ thể, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 chiếm 65% tổng chỉ tiêu. Phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM chiếm 5% tổng chỉ tiêu. Hai phương thức xét tuyển theo học bạ chiếm 30% tổng chỉ tiêu, gồm: Xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; xét học bạ 5 học kỳ. 5 ngành học dự kiến mở trong năm 2021 của trường gồm: Bất động sản, tài chính quốc tế, báo chí, tâm lý học, thiết kế đồ họa với chỉ tiêu nằm trong tổng chỉ tiêu của trường.

ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho hay, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT hiện vẫn là phương thức chính của trường, dự kiến năm 2021 trường vẫn sẽ áp dụng phương thức này và xa hơn, hướng tới giữ ổn định công tác tuyển sinh trong giai đoạn 2021-2025. Lý do, tại trường, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT hàng năm cao, chất lượng đầu vào tốt và khá ổn định, học sinh đã quen với việc thi tốt nghiệp THPT và cũng dành thời gian, trí lực cho kỳ thi cuối cấp này. Đồng thời, đây cũng là kỳ thi duy nhất đánh giá kiến thức học sinh với quy mô toàn quốc và tổ chức nghiêm ngặt, tính phân hóa tốt. Kỳ thi cũng được bộ định hướng là ổn định trong giai đoạn 5 năm tới 2021-2025.

ThS. Phạm Thái Sơn (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) cũng bày tỏ ủng hộ việc giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng cho rằng đề thi nên tăng độ khó lên và phân hóa hơn để phục vụ cho xét tuyển ĐH năm 2021. Tại trường, dự kiến năm 2021 sẽ dành tới 50% tổng chỉ tiêu xét phương thức này. 50% chỉ tiêu còn lại dành xét 3 phương thức khác gồm: Xét học bạ THPT, xét kết quả thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Theo ông Sơn, dù tổng chỉ tiêu không thay đổi là 3.500 nhưng năm 2021 trường dự kiến mở 4 ngành mới, gồm: Hóa dược và hợp chất thiên nhiên, kinh doanh thời trang và dệt may, quản trị kinh doanh thực phẩm, marketing; nâng tổng số ngành đào tạo tại trường lên 30 ngành.

Mê Tâm

Bình luận (0)