Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trường ĐH Bristol, những người ăn chậm hơn cảm thấy no lâu hơn và nghĩ rằng họ đã ăn nhiều hơn những người ăn nhanh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, leptin cùng với các hormone khác tương tác với hormone dopamine trong não để tạo ra một cảm giác no và hài lòng sau khi ăn. Những người ăn quá nhanh, hệ thống nội tiết tố này sẽ không kịp làm việc. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng những người ăn chậm có chỉ số khối cơ thể BMI thấp hơn so với những người ăn nhanh.
Cà phê có tác dụng chống viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người uống cà phê thường xuyên giảm 50% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những người không uống. Các nhà khoa học cho rằng hiệu quả này là do cà phê có tác dụng giảm viêm trong cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, Serum Amyloid là chỉ dấu viêm trong máu và uống nhiều cà phê có liên quan với mức độ thấp amyloid trong huyết thanh.
Thúy Nga (tổng hợp)
Bình luận (0)