Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Một ngày làm… chiến sĩ biệt động Sài Gòn

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là hành trình trải nghiệm của 50 học sinh lớp 12A2 Trường THPT Nguyễn Trung Trực (Q.Gò Vấp, TP.HCM) qua tiết học ngoài nhà trường ở bộ môn giáo dục quốc phòng và an ninh. Trong chuyến hành trình, học sinh được hóa thân thành các chiến sĩ biệt động thành năm xưa sống trong lòng địch để hoạt động cách mạng.

Hc sinh lng nghe thuyết minh ti Hp thư bí m 113A Đng Dung (Q.1)

Điểm đến đầu tiên là nhà cô giao liên Ngọc Huệ (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi). Nơi đây, trong thời kháng chiến chống Mỹ được coi là đầu mối để vận chuyển thư từ, thuốc men, tiền và vũ khí từ vùng “da beo” về vùng giải phóng. Kế tiếp, các em di chuyển về trạm Hầm tư lệnh (xã Thái Mỹ) để tìm hiểu con đường vận chuyển vũ khí và cách ngụy trang vũ khí. Cũng tại huyện Củ Chi, các em đã đến viếng Nhà tưởng niệm mẹ Rành (Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Rành). Sau đó, chuyến hành trình đưa học sinh ngược về Q.3 thăm Hầm vũ khí bí mật ở 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu – nơi đã cất 3 tấn vũ khí để đánh Dinh Độc Lập trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968; Hộp thư bí mật ở 113A Đặng Dung (Q.1) mang dấu ấn quá trình hoạt động của các chiến sĩ biệt động thành năm xưa… Điểm nhấn trong suốt chuyến hành trình là học sinh được gặp gỡ, giao lưu, lắng nghe những câu chuyện lịch sử từ các nhân chứng lịch sử – những chiến sĩ biệt động thành năm xưa, cả những người trực tiếp cầm súng đánh Dinh Độc Lập trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trao đổi với các em học sinh, ông Phan Văn Hôm (người trực tiếp tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968) nhắn nhủ, thế hệ trẻ cần phải hiểu về những hy sinh của cha anh ngày trước, hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc, hiểu để biết trân quý và gìn giữ nền hòa bình. Các cháu phải cố gắng học hành, rèn luyện, trở thành những người công dân xây dựng Tổ quốc giàu mạnh. Quá khứ xưa chúng ta chỉ tạm gác lại chứ không thể quên đi. Phải luôn nhớ để khắc ghi, sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần. Chia sẻ về hành trình trải nghiệm đầy ý nghĩa, thầy Đinh Xuân Thiện (Tổ trưởng Tổ giáo dục quốc phòng và an ninh Trường THPT Nguyễn Trung Trực) cho biết, trong bộ môn giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 có nội dung về lịch sử Đảng. Thông thường, học sinh chỉ được lắng nghe những kiến thức về các dữ kiện ngày tháng rất khô khan. Do đó, khi bước ra ngoài môi trường lớp học, tiếp xúc với những câu chuyện thật của lịch sử, các em sẽ hiểu hơn về bài học, biết ông cha ta đã sống, chiến đấu như thế nào để nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc.

Ti Hm tư lnh (xã Thái M), các em đưc tìm hiu v  cách ngy trang vũ khí

Ngoài việc giáo dục lòng yêu nước, trang bị các kiến thức lịch sử, theo thầy Thiện, hành trình trải nghiệm trên còn là cơ hội để học sinh định hướng, tiếp cận, hun đúc đam mê với các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)