Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dấu ấn quan trọng của ngành giáo dục TP.HCM trong năm 2023

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2023, ngành giáo dc TP.HCM ghi du n vi nhiu s kin giáo dc quan trng, có tác đng mnh m đến s phát trin giáo dc ca TP trong bi cnh mi, phù hp vi yếu t văn minh, hin đi, nghĩa tình…


Năm 2023, ln đu HĐND TP.HCM ban hành Ngh quyết 04 quy đnh v các khon thu, mc thu h tr dch v giáo dc

Tuyn sinh đu cp trc tuyến, thí đim bn đ GIS

Năm học 2023-2024, năm đầu tiên TP.HCM triển khai công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp ở 21 quận, huyện và TP.Thủ Đức trên cùng một trục dữ liệu tuyển sinh của Sở GD-ĐT TP.HCM. Lần đầu tiên phụ huynh được lựa chọn địa phương, trường học để đăng ký học cho con em mình ngay trên trục dữ liệu tuyển sinh đầu cấp. Đặc biệt, năm học này TP.HCM cũng thí điểm tuyển sinh đầu cấp thông qua bản đồ GIS – bản đồ số ngành giáo dục – đối với 3 địa phương là TP.Thủ Đức, quận 8 và Tân Bình.

Việc mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong tuyển sinh đã giúp TP.HCM thống nhất dữ liệu, dữ liệu học sinh đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Theo các địa phương, việc đổi mới đã mang đến những thuận lợi cho phụ huynh khi học sinh được học trường gần nhà. Về phía địa phương, nhà trường cũng căn cứ vào dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” của học sinh để tiến hành phân bổ trường lớp, hạn chế thấp nhất dữ liệu ảo như các mùa tuyển sinh trước đây, giảm bớt áp lực công việc cho địa phương, nhà trường, hạn chế các tiêu cực trong tuyển sinh đầu cấp.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ, các năm trước, mặc dù TP.HCM có thực hiện tuyển sinh trực tuyến song phụ huynh vẫn phải đến trường để đăng ký danh sách, khai báo dữ liệu. Phụ huynh vẫn phải nhập dữ liệu của con em mình lên phần mềm tuyển sinh của trường, của quận, huyện khi đăng ký tuyển sinh. Còn năm nay, các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục đào tạo là cơ quan tham mưu thường trực cho ban chỉ đạo tuyển sinh địa phương, sử dụng cơ sở dữ liệu ngành để bố trí chỗ học cho học sinh chứ không phải phụ huynh đăng ký chỗ học.

“Căn cứ trên cơ sở dữ liệu ngành, tham khảo trên bản đồ số GIS và trên nguyên tắc học sinh được học gần nhà. Đây là thay đổi căn bản nhất” – ông Hiếu nói.

Kết thúc mùa tuyển sinh đầu cấp năm học 2023-2024, các quận huyện đều đạt được chỉ tiêu tuyển sinh đề ra theo đúng khung thời gian ban hành và có tỉ lệ nhập học đạt trên mức 90%. Học sinh trong độ tuổi tuyển sinh đều có chỗ học và đúng theo địa bàn cư trú. Dữ liệu tuyển sinh toàn thành được tập trung về một hệ thống, dữ liệu có chất lượng và tính ứng dụng cao, phục vụ tốt cho các công tác thống kê, dự đoán trong tương lai.

Năm học 2024-2025, hình thức tuyển sinh trực tuyến áp dụng bản đồ GIS trên trục dữ liệu tuyển sinh toàn ngành sẽ tiếp tục được TP.HCM nhân rộng.

Ln đu tuyn b sung lp 10 TP.HCM

Năm học 2023-2024 – lần đầu tiên TP.HCM thực hiện tuyển bổ sung lớp 10 tại hơn 100 trường THPT trên địa bàn TP với 1.014 học sinh đã trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 các trường THPT công lập. Đây được xem là thay đổi chưa từng có trong tiền lệ trong việc tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn TP.HCM suốt nhiều năm qua.

Điều chỉnh này xuất phát từ nguyên nhân: kết thúc mùa tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023, toàn TP còn đến hơn 5.000 chỉ tiêu học sinh trúng tuyển nhưng không nhập học. Tuyển không đủ chỉ tiêu, học sinh trúng tuyển nhưng không nhập học khiến nhiều trường THPT rơi vào thế bị động, lãng phí về cơ sở vật chất, nguồn lực đội ngũ, khó xây dựng kế hoạch phát triển “dài hơi”. Trong khi đó, nhiều học sinh đạt số điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 cao nhưng lại rớt cả 3 nguyện vọng, phải lựa chọn học các hướng học khác như THPT ngoài công lập, trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm GDTX.

Trước thực tế này, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu ngành giáo dục phải tính toán lại về phương thức tuyển sinh vào lớp 10 ngay trong năm 2023 và các năm tiếp theo, đảm bảo tối đa quyền được học trường công của học sinh TP.

Sở GD-ĐT TP.HCM đã xây dựng kế hoạch tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập năm 2023 với những học sinh rớt cả 3 nguyện vọng, có điểm tuyển sinh cao hơn hoặc bằng với điểm  nguyện vọng 3 của trường đăng ký tuyển bổ sung. Đồng thời cho biết sẽ thay đổi toàn bộ quy trình xét các nguyện vọng chuyên và thường ở các trường THPT công lập, từng bước giảm dần số lượng học sinh trúng tuyển nhưng không nộp hồ sơ qua từng năm.

Min hc phí hc sinh THCS

Tại kỳ họp thứ 13, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên GDTX trên địa bàn TP.HCM. Tổng kinh phí dự kiến thực chi hỗ trợ là 1.847 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện miễn học phí THCS là 1.108 tỷ đồng (công lập 1.042 tỷ đồng, ngoài công lập: 66 tỷ đồng). Như vậy, điểm mới đặc biệt của nghị quyết là TP.HCM sẽ miễn học phí THCS. Còn học sinh bậc tiểu học miễn học phí theo quy định của Nhà nước và trẻ mầm non, học sinh THPT đóng học phí năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022.

Ban hành ngh quyết v các khon thu, mc thu h tr dch v giáo dc

Năm học 2023-2024 đánh dấu mốc quan trọng với ngành giáo dục TP.HCM khi lần đầu tiên HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết số 04 quy định về các khoản thu, mức thu hỗ trợ dịch vụ giáo dục tại các trường công lập trên địa bàn TP.

Với 26 khoản thu, mức thu được quy định, Nghị quyết số 04 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng giúp các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP chủ động, mạnh dạn triển khai các dịch vụ giáo dục hỗ trợ phát triển toàn diện học sinh. Đặc biệt, nghị quyết giúp ngành giáo dục có được sự đồng thuận lớn của phụ huynh học sinh trong triển khai các hoạt động giáo dục nhà trường.

Ông Cao Thanh Bình – Trưởng ban Văn hóa Xã hội, HĐND TP.HCM cho biết, sau một năm học triển khai, HĐND TP sẽ tiếp tục phối hợp với Sở GD-ĐT TP đánh giá về kết quả thực hiện nghị quyết, qua đó sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế của các cơ sở giáo dục.

Xây dng trưng hc hnh phúc toàn TP

Năm học 2023-2024, sau nhiều lần lấy ý kiến của các chuyên gia, trường học, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành Bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” bao gồm 18 tiêu chí, với 3 nhóm tiêu chuẩn chính về Con người; Dạy học và hoạt động giáo dục; Môi trường.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, cho biết quá trình xây dựng Bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” được thực hiện cẩn trọng, có sự đóng góp của các chuyên gia, trường học. Đồng thời khẳng định ngành giáo dục sẽ không hành chính hóa, không hình thức, thành tích khi triển khai trường học hạnh phúc mà thực hiện đồng bộ, phù hợp điều kiện thực tế từng nhà trường, trở thành tính tự thân của mỗi trường học. Theo kế hoạch, sau khi ban hành Bộ tiêu chí và triển khai trường học hạnh phúc sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để xây dựng mô hình trường học hạnh phúc phù hợp với định hướng của TP “văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Khương Yến

 

 

Bình luận (0)