Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Viết sai chính tả – nguyên nhân và cách khắc phục

Tạp Chí Giáo Dục

Thc trng viết sai chính t đang là mi quan tâm ca nhiu ngưi, ca cng đng xã hi trong vic gi gìn s trong sáng ca tiếng Vit.


Theo tác gi, ch có môn văn là giáo viên yêu cu hc sinh viết đúng chính t; còn các môn khác, giáo viên hu như b qua, không lưu tâm chính t đúng hay không (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Trong nhà trường, từ trường vùng sâu vùng xa đến những trường nơi thành phố, thị xã, hầu như việc viết sai chính tả của học sinh là chuyện bình thường, chẳng có gì phải bận tâm nhiều. Một bài văn của học sinh trung bình cũng như học sinh giỏi, không có lỗi chính tả mới là chuyện lạ. Thậm chí nhiều giáo viên cũng viết sai chính tả và học sinh cứ thế làm theo, viết theo, lâu ngày thành thói quen có hại, không sao sửa chữa được. Chưa hết, trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh – truyền hình) cũng viết sai chính tả. Đơn cử, một đài phát thanh – truyền hình ở khu vực Nam bộ, trong mục đưa tin giá cả thị trường hiện lên dòng chữ “Giá đậu que là 5.000đ/ký”. Trong “Từ điển tiếng Việt”, ở mục “đậu” thì không có từ “Đậu que” này mà chỉ có “Đậu cô ve”: chỉ một loại đậu “quả dẹp, rộng bản, khi non có màu xanh lá mạ” (Từ điển tiếng Việt – NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học – 1997, trang 292). Có thể do cách đọc theo phương ngữ Nam bộ nên “cô ve” thành “que” chăng? Thực chất đây đúng là đậu “cô ve”, hiện đang được nông dân trồng rộng rãi dùng làm thực phẩm hàng ngày.  

Nhịp sống ngày càng nhanh nên chẳng mấy ai lưu ý đến việc sửa lỗi chính tả, lâu ngày trở thành bình thường. Trong một bài văn của học sinh về cảm thụ bài thơ “Tâm tư trong tù” (Tố Hữu) đã viết: “Tuy bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam của thực dân Pháp nhưng Tố Hữu không những nghe âm thanh của sự sống bên ngoài bằng đôi tay mà còn nghe bằng cả tâm hồn nhại cảm…”. Làm sao nghe âm thanh bằng “đôi tay” được? Và thế nào là tâm hồn “nhại cảm”? Sự nhầm lẫn giữa y (dài) và i (ngắn) đã dẫn đến sự sai nghĩa của câu văn. Trong nhà trường, học sinh viết sai chính tả làm mất rất nhiều thời gian để giáo viên sửa lỗi cho các em. Còn viết sai chính tả trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều khi dẫn tới những hiểu lầm không đáng có. Trong các kỳ thi (như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập…), lỗi chính tả luôn được chú trọng trong đáp án, nếu sai nhiều sẽ bị trừ điểm. Nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

Nét ch là nết ngưi! Viết đúng chính t th hin ý thc ca công dân đi vi ch viết dân tc, đng thi th hin lòng t tôn dân tc đi vi tiếng Vit – mt ch viết có sc sng mãnh lit t ngàn xưa.

Thứ nhất, do cách phát âm theo phương ngữ, vì thông thường tiếng Việt phát âm thế nào thì viết chữ thế ấy. Do thường nhầm lẫn giữa các chữ ghi âm đầu như: CH/TR, X/S, D/V/GI, OA/UA, AI/AY/ÂY, AU/AO, ĂM/ÂM, ĂP/ÂP, IU/IÊU, IM/IÊM/ÊM/EM… Các âm cuối thường phát âm sai, nhầm lẫn như: AN/ANG, AT/AC, ĂN/ĂNG, ĂT/ĂC, ÂN/ÂNG, ÂT/ÂC, EN/ENG, ET/EC, ÊN/ÊNH, IÊN/ IÊNG, IÊT/IÊC… Thứ hai, do nhầm lẫn không phân biệt rõ hai thanh hỏi, ngã. Theo thống kê, tiếng Việt có khoảng 1.900 từ mang thanh hỏi, 900 từ mang thanh ngã, tổng cộng có khoảng 2.800 từ. Do đó, có sự nhầm lẫn qua lại giữa hai thanh này rất nhiều. Thứ ba, do không nắm được và không hiểu được nghĩa của từ ngữ sử dụng. Mỗi từ ngữ đều biểu đạt một khái niệm nào đó. Nếu không nắm được nghĩa của từ thì khi viết sẽ sai chính tả. Thứ tư, do ít đọc sách báo nên không nắm chắc được sự chính xác của từ ngữ. Hiện nay, đa số học sinh (kể cả sinh viên đại học) thường thích xem truyện tranh như Đô-rê-mon, Cô-nan… hơn là đọc sách báo. Việc không có thói quen (mà có người gọi là văn hóa đọc), không có niềm đam mê đọc sách báo dẫn tới vốn từ ngữ nghèo nàn, ít ỏi nên khi gặp tình huống thì không có từ ngữ để biểu đạt, vì vậy thường viết sai. Người đọc sách báo nhiều, có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai chính tả. Thứ năm, do không chú trọng đúng mức việc sửa lỗi chính tả trong nhà trường. Thông thường, chỉ có bộ môn ngữ văn có yêu cầu về viết đúng chính tả và trong đáp án bài kiểm tra luôn có yêu cầu này. Ngược lại, các môn học khác, giáo viên hầu như bỏ qua, thậm chí chỉ yêu cầu học sinh tính toán đúng, không lưu tâm chính tả đúng hay không. Hơn nữa, bài vở thì nhiều, thời gian hạn hẹp, áp lực công việc khá lớn nên giáo viên chưa quan tâm đúng mức, vì vậy việc sửa lỗi chính tả cũng chưa toàn tâm toàn ý, chưa có hiệu quả. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ học sinh còn lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (vì có bài văn mẫu, sách mẫu, học thêm…).

Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp khắc phục như sau:

Một là luyện phát âm đúng vì như trên đã nói, tiếng Việt phát âm thế nào thì viết như thế ấy. Tuy nhiên, khi phát âm có thể theo phương ngữ (vì theo thói quen, phong tục, tập quán), nhưng khi viết vẫn đúng chính tả. Trong những trường hợp này, người viết luôn hiểu nghĩa của từ và nắm được quy luật các dấu thanh (hỏi, ngã). Ở đây, đòi hỏi người viết phải nắm chắc nghĩa của từ ngữ qua quá trình học tập, khảo cứu, đọc sách báo nhiều. Hai là sử dụng các mẹo luật chính tả, vận dụng linh hoạt vào thực tế để viết đúng chính tả. Các mẹo luật này dựa trên cơ sở quy luật của từ ngữ tiếng Việt, từ Hán Việt và nêu ra những quy tắc chung trong việc viết đúng chính tả. Ba là rèn luyện thói quen tốt đọc sách, lòng say mê đọc sách. Cần xác định sách là người bạn của mỗi chúng ta. Sách là nguồn tri thức vô tận của nhân loại lưu truyền lại tới bây giờ và mãi mãi về sau. Trong quá trình đọc, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học, vốn từ ngữ sẽ không ngừng được tích lũy, nâng cao. Từ đó, khi cần viết, biểu đạt một vấn đề thì chúng ta luôn có vốn từ ngữ để sử dụng. Bốn là có thói quen sử dụng các loại sách công cụ như Từ điển tiếng Việt, Từ điển từ và ngữ Hán Việt (tiếng Việt có hơn 70% từ Hán Việt). Khi gặp từ khó, chưa xác định được rõ ràng thì nên tra từ điển để nắm thêm nghĩa của từ và hạn chế việc viết sai chính tả. Năm là thầy cô giáo trong nhà trường cần sửa lỗi chính tả cho học sinh một cách nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Biểu dương những học sinh luôn viết đúng, viết tốt, không sai chính tả đồng thời nhắc nhở học sinh thường xuyên trau dồi chữ viết của mình.

Nét chữ là nết người! Viết đúng chính tả thể hiện ý thức của công dân đối với chữ viết dân tộc, đồng thời thể hiện lòng tự tôn dân tộc đối với tiếng Việt – một chữ viết có sức sống mãnh liệt từ ngàn xưa.

Lê Đức Đồng

* Tài liệu tham khảo: Từ điển tiếng Việt – NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học – 1997. Từ điển từ và ngữ Hán Việt – Nguyễn Lân – NXB Từ điển bách khoa – 2002. Từ điển vần – Hoàng Phê – NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học – 2002. Lỗi chính tả và cách khắc phục – Lê Trung Hoa – NXB Khoa học xã hội – 2005.

Bình luận (0)