Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đề kiểm tra theo dòng chủ lưu thời sự

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, trong k kim tra hc k I năm hc 2019-2020, hc sinh khi 10 và 12, Trưng THPT Nguyn Du (Q.10) đã có nhng tri nghim vô cùng thích thú vi đ kim tra đi mi. Không ch “tha mãn” v mt kiến thc môn hc, đánh giá mc đ hc sinh, đ thi còn thi đưc “hơi th thi cuc”, phù hp vi yêu cu đi mi ca giáo dc.

Đ kim tra hc k I môn hóa hc khi 12, Trưng THPT Nguyn Du đ cp đến câu chuyn bóng đá trong SEA Games 30 va qua

Cụ thể, trong Bài 4 đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý khối 10 đề cập đến câu chuyện chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam giành huy chương vàng SEA Games sau 60 năm chờ đợi: “Ở phút thứ 40, từ tình nghĩa cố định Hùng Dũng đá phạt như dọn cỗ cho Văn Hậu đang đứng trước khung thành 5m nhảy lên đánh đầu khi bóng ở độ cao khoảng 2m với vận tốc Vo theo phương gần như phương ngang, bóng rơi sau vạch cầu môn 1m và ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Việt Nam. Lấy g=10m/s2. Em hãy tính vận tốc của quả bóng sau khi Văn Hậu đánh đầu”. Đề kiểm tra được kết thúc bằng lời cảm ơn: “Mr Park Hang Seo, cảm ơn ông rất nhiều. Xin cảm ơn các bạn nam và nữ đội tuyển U22 Việt Nam. Tự hào quá Việt Nam ơi!”.

Theo thầy Vũ Quốc Dũng (Tổ trưởng Tổ vật lý, Trường THPT Nguyễn Du), trong chương trình vật lý 10 có nội dung chuyển động ném ngang. Vì thế, dù đưa “hơi thở cuộc sống” vào đề thi nhưng vẫn đảm bảo được khối lượng kiến thức môn học. “Việc đổi mới sẽ tạo ra sự nhẹ nhàng trong việc học, khiến các em thấy rằng môn học gần gũi, thiết thực, kiến thức bài học hiển hiện trong nhiều vấn đề của đời sống. Đặc biệt, khi đề cập đến câu chuyện bóng đá, đề kiểm tra sẽ “chạm” đến nhận thức của học sinh về niềm vui, lòng tự hào dân tộc, qua đó giáo dục các em về lòng biết ơn, trân trọng đến những con người đã mang lại vẻ vang cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vượt ra ngoài câu chuyện đề kiểm tra, đó còn là câu chuyện về hoài bão, ước mơ cống hiến và xây dựng đất nước của thế hệ trẻ”.

Cũng theo hướng đổi mới, đưa SEA Games vào trong đề kiểm tra, học sinh khối 12 của trường lại được tiếp cận với đề kiểm tra học kỳ I môn hóa đầy độc đáo. Trong đó, câu 16 của đề kiểm tra có đề cập: “Khoảnh khắc xúc động nhất tối ngày 10-12-2019 vừa qua chính là khi các cầu thủ tân vô địch bóng đá nam SEA Games 30 đặt tay lên lá Quốc kỳ ở ngực trái hát vang Quốc ca Việt Nam, khi tấm huy chương vàng được trao cho chúng ta sau 30 năm chờ đợi. Chủ nhà Philippines đã thật sự đầu tư vào thiết kế của các huy chương này. Tấm huy chương vàng không chỉ được mạ bằng vàng 24 karat mà còn được hoàn thiện từ kim loại thuộc hàng quý giá nhất thế giới, có giá đắt hơn 4 lần so với vàng (biểu giá ngày 9-12-2019), mang tên Rhodium (Rh), dùng để làm gợn sóng trên mỗi tấm huy chương. Rh là kim loại có màu trắng bạc, cứng nhưng dễ kéo sợi, bền bỉ vì rất ít khi bị ăn mòn, ít mở và khó trầy xước. Rh cũng có đặc tính phản xạ ánh sáng cực kỳ cao, nên rất thu hút ánh nhìn. Nó được dùng làm dây dẫn của cặp nhiệt điện để đo nhiệt độ lên tới 20000C bên trong các lò luyện. Và trong các máy điều hòa nhịp tim nhân tạo, Rh được dùng để tạo ra những dây dẫn vô cùng mịn truyền tín hiệu điện dạng xung vào thẳng các tế bào tim”. Từ dẫn dắt này, đề bài yêu cầu học sinh nhận diện những “phát biểu đúng về Rh”.

Chia sẻ về đề kiểm tra đầy tính sáng tạo, cô Đặng Thị Hồng Thủy (Tổ trưởng Tổ hóa, Trường THPT Nguyễn Du) cho biết, trong chương trình hóa 12 học sinh có được học về kim loại. Từ kiến thức này, đề bài lồng ghép tính chất vật lý, vị trí của các nguyên tố hóa học trên bảng hệ thống tuần hoàn để thổi hơi thở của hóa học vào đời sống. “Không chỉ mang tính chất thời sự, việc nhắc đến chiến thắng SEA Games 30 vừa qua còn là để học sinh nhận thấy ứng dụng của hóa học trong đời sống, không phải là những kiến thức xa vời, hàn lâm, đặc biệt là khơi lên trong các em niềm tự hào dân tộc”.

Hướng đổi mới này là bước chuẩn bị để mỗi giáo viên, nhà trường bước vào chương trình GDPT mới một cách chủ động, là điều rất cần thiết trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, thầy Vũ Quốc Dũng cho rằng, để đổi mới, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thật sự thức thời, chịu khó cập nhật thường xuyên những kiến thức đời sống gắn với môn học. Điều này đặt ra yêu cầu nặng hơn, lớn hơn đối với giáo viên, “Nếu không chịu làm, nếu quá nguyên tắc với phương pháp giáo dục truyền thống thì sự đổi mới sẽ không “tới”, nghĩa là không chạm đến yếu tố sáng tạo, thực tế. Khi đưa ra những đề kiểm tra thực tế, ngoài yếu tố thực tế, đời sống thì phải đảm bảo trước tiên về mặt nội dung kiến thức bài học, ôn tập. Đặc biệt là phải thể hiện được góc nhìn giáo dục, hướng học sinh đến tính nhân văn và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống”, thầy Dũng nhấn mạnh.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)