Y tế - Văn hóaThư giãn

Phát lộ 2 di tích tại Thành nhà Hồ

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 17.8, ông Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), cho biết trong khi khai quật trên diện tích 2.000 m2 tại khu vực hào thành phía nam Thành nhà Hồ, cách chân thành đá khoảng 50 m, các nhà khảo cổ vừa làm phát lộ 2 di tích nằm sâu trong lòng đất là hộ hào thành và bờ hào thành.
Công trường khai quật hào thành phía nam Thành nhà Hồ - Ảnh: Trung tâm di sản Thành nhà Hồ cung cấp

Công trường khai quật hào thành phía nam Thành nhà Hồ – Ảnh: Trung tâm di sản Thành nhà Hồ cung cấp

Trong đó, di tích hộ hào thành có chiều rộng 61 m với nhiều tảng đá khối có dấu vết chế tác và lớp đá dăm dày khoảng 10 cm được tạo ra trong quá trình chế tác; di tích bờ hào thành rộng 7 m, được kè bằng đá, nằm ở độ sâu từ 3,05 – 3,22 m và 3,89 – 4,6 m.
Theo ông Trọng, cuộc khai quật còn làm phát lộ thêm 89 viên đá vôi nguyên khối và đá phiến có kích thước 1,7 x 1,1 m, hình hộp chữ nhật; nhiều hiện vật bằng đất nung như ngói mũi sen, gạch bìa, trong đó nhiều viên có in, khắc tên địa danh sản xuất, niên đại thời Trần – Hồ; đồ gốm men, đồ sành có niên đại thời Trần – Hồ và thời Lê sơ; đạn, bi đá, nhiều mũi tên, mũi đục bằng sắt…
“Bước đầu các nhà khoa học nhận định, ngoài chức năng phòng thủ, hào thành thành nhà Hồ còn là một công xưởng chế tác, tinh chế đá trước khi đưa lên xây lắp thành…”, ông Trọng nói.

Ngọc Minh (TNO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)