Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Xã hội hóa đường thủy nội địa

Tạp Chí Giáo Dục

Theo kế hoạch xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2016-2020 của Bộ GTVT, trong khi lĩnh vực đường bộ dự kiến huy động khoảng 179 ngàn tỷ đồng vốn ngoài ngân sách để đầu tư các tuyến đường quốc lộ, lĩnh vực hàng không huy động khoảng 56 ngàn tỷ đồng đầu tư vào các nhà ga một số sân bay, cảng hàng không thì lĩnh vực đường thủy nội địa huy động khoảng 13 ngàn tỷ đồng, tập trung đầu tư vào hệ thống cảng chuyên dùng và một số tuyến luồng đường thủy trọng yếu khu vực phía Bắc, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Để thực hiện chủ trương này, Bộ GTVT đã phê duyệt Đề án huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường thủy nội địa. Theo đề án này, xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng hiện có 2 hình thức đầu tư là nạo vét tận thu và BOT (xây dựng, kinh doanh,chuyển giao). Bộ GTVT đã phê duyệt 45 dự án BOT trong đó: 9 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải; 4 dự án cải tạo, nâng cấp luồng cửa sông pha biển và 32 dự án cải tạo, nâng cấp, xây mới cảng, bến thủy nội địa. Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, việc thực hiện xã hội hóa vào lĩnh vực đường thủy đang đi đúng hướng với nhiều điều kiện thuận lợi. Được biết, 10 đoạn quản lý đường thủy nội địa còn lại trực thuộc cục đã hoàn thành việc chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hóa, trước đó 5 đoạn đã được cổ phần hóa xong.

P.V

Bình luận (0)