Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nghề rau nuôi con chữ

Tạp Chí Giáo Dục

Gia lòng th thành sm ut như TP.HCM, phưng Thi An (qun 12) có l là ngun cung rau nhút ln ca thành ph vi din tích canh tác khong 10ha. Nơi đây, dân t x đ v ngày càng nhiu, ngưi đến trưc “r” thêm ngưi thân, láng ging, ch vì l ngh trng rau giúp h đ ăn, đ mc, con cái đưc hc hành đến nơi đến chn.

Em Nguyn Tn Phong ch rau nhút đi giao cho bn hàng

Đt lành chim đu

Dọc theo đường Lê Thị Riêng thuộc phường Thới An, bên cạnh những hộ dân trồng rau, trồng hoa còn có số lượng lớn diện tích mặt nước trồng rau nhút. Trong số đó, có người tự canh tác trên đất nhà, nhưng cũng có rất nhiều người tứ xứ đến thuê đất canh tác. Vào một buổi chiều muộn, khi ánh nắng đã bớt gắt gao, con hẻm 338 trên đường Lê Thị Riêng (tổ 3, KP.5, phường Thới An) sâu hun hút dẫn chúng tôi vào những ruộng rau nhút nhộn nhịp người thu hoạch, bón thuốc, tưới phân cho rau. Ở trên bờ, hàng đống rau nhút đã được bó sẵn và che chắn cẩn thận ở điểm tập kết ven ruộng, để đến khuya tiểu thương đến lấy và đưa về các chợ đầu mối của thành phố. Cũng ở trên bờ, dịch vụ lặt rau nhút thuê lúc nào cũng tất bật để kịp giao hàng cho các hàng quán vào lúc chập tối, cũng như chuẩn bị khối lượng hàng lớn phục vụ cho việc bán sỉ.

Nhanh tay bón phân cho ruộng rau, ông Nguyễn Văn Đung (ngụ huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long) cho biết, vợ chồng ông và 2 đứa con đã rời quê lên thành phố sống bằng nghề trồng rau nhút hơn 10 năm qua. Ở quê chỉ có hơn một công đất ruộng, không đủ chi tiêu trong gia đình và lo cho con ăn học, nên khi được người trong họ hàng “rủ đi thành phố trồng rau nhút” là gia đình ông theo ngay không chần chừ. Thuê 3.000 mét vuông đất ruộng, người nông dân vốn chỉ quen trồng lúa và cây ăn trái đã theo học trồng rau nhút và cách chăm bón ở Hội Nông dân phường. Với loại rau này, ông Đung trồng bằng cách giăng dây, rồi cố định từng sợi rau nhút giống vào từng dây theo đường thẳng. Cứ thế, hàng tuần ông cần mẫn phun thuốc, bón phân, vớt bèo, bắt ốc bươu vàng để cho rau phát triển tốt. Mỗi lần thu hoạch được 500 ngàn đồng, thu nhập mỗi tháng trên 15 triệu đồng. Gói ghém chi phí sinh hoạt, vợ chồng ông Đung cũng “để dành” được 5 triệu đồng một tháng. Theo cảm nhận của ông Đung: “Làm rau nhút thu nhập cũng ổn và quan trọng là mình được tự lập, hơn là đi làm công nhân phải phụ thuộc nhiều thứ, chưa kể mình lớn tuổi người ta cũng không thuê”.

Đối diện ruộng rau nhút của ông Đung là ruộng rau của bà Nguyễn Thị Nga (chị gái ông). Trong khi chồng hái rau dưới ruộng, thì trên bờ bà Nga và con gái thoăn thoắt lặt đọt rồi bó thành từng bó lớn. Mỗi bó 40 cọng được bán với giá sỉ là 30 ngàn đồng. Vừa xong bó nào, lập tức người con trai liền chở bằng xe máy ra đường hẻm “tập kết” để thương lái tự đến lấy. Theo lời con trai bà Nga: “Đất này rất hiền, rau để vậy không có ai trông coi nhưng chẳng bao giờ bị mất, cũng không ai lấy của ai”. Cũng như người em trai, gia đình bà Nga dắt díu nhau lên TP.HCM vì ở quê chỉ có 3 công đất không đủ sống. Vì ít đất đai nên 6 anh chị em ruột của bà đều lên thành phố làm nghề trồng rau nhút tại phường Thới An trong 10 năm qua. Ngoài anh chị em ruột, bà Nga còn có người em chồng là anh Bùi Quốc Mảnh cùng làm nghề trồng rau ở chốn quê người. Theo lời anh Mảnh, gia đình anh có 10 công đất trồng cây ăn trái ở Cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), nhưng không may bị sạt lở vào năm 2001. Ngoài trồng cây, chẳng biết làm gì nên chàng trai độc thân đành theo chân gia đình anh trai lên thành phố… học trồng rau. Với giá khoảng 35-40 ngàn đồng/kg (loại đã được lặt sạch), nên thu nhập của anh Mảnh cũng khá. Bình quân mỗi tháng có dư, đủ sắm chỉ vàng để dành cưới vợ, nhưng người đàn ông 43 tuổi dành dụm gửi về cho mẹ già ở quê.

Ngh trng rau m ra tương lai

Đến từ huyện Kiến Thụy, tỉnh Hải Phòng, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan là một trong số người làm dịch vụ lặt rau thuê kỳ cựu ở phường Thới An. Với giá tiền công 3 ngàn đồng/kg, mỗi ngày chị Lan và những phụ nữ đến từ Bến Tre, Vĩnh Long, thường bắt đầu công việc từ lúc sáng sớm và kết thúc ngày làm việc vào lúc 8-9 giờ tối. Sau 9 năm làm công nhân may ở quê với mức thu nhập thấp, chỉ đủ “tháng nào xào tháng đó”, nên chị đã mạnh dạn theo người làng vào TP.HCM để làm rau nhút. Vợ lặt rau, còn chồng thu gom rau của người trồng để bán sỉ ở chợ đầu mối, thu nhập khá nên vợ chồng chị Lan đã mua được nhà riêng và lo cho hai con đến trường chu đáo.

Trong chỗ lặt rau thuê, đa phần là người trung niên, chỉ có em Nguyễn Tấn Phong (ngụ huyện Chợ Lách, Bến Tre) là nhỏ tuổi nhất. Tuy là con trai, đang tuổi ăn tuổi học, nhưng cậu bé 17 tuổi làm việc rất chăm chỉ. Cẩn thận vuốt từng cọng rau cho sạch sẽ, rồi Phong mới nhúng vào thùng nước để rau sạch hết bèo tấm. Sau đó cậu bó lại và chở đi giao cho bạn hàng là các quán ăn trong phường. Theo chân gia đình người cậu ruột lên thành phố làm rau, với thu nhập 6 triệu đồng mỗi tháng, cậu bé chẳng tiêu pha gì cho nhu cầu cá nhân, không đi chơi, không ăn hàng quán, không bạn bè. Vì ưu tiên lớn nhất của em là gói ghém gửi về quê để cha mẹ lo cho em gái đang học tiểu học. Phong tâm sự: “Trước đây em ham chơi, không lo học nên chỉ được đến lớp 7 đã nghỉ. Giờ em cố gắng làm việc để có tiền phụ gia đình cho em gái em học hành tới nơi tới chốn. Vì phải học mới có tương lai và nhất là để cha mẹ em đỡ vất vả phần nào”.

Bài, ảnh: Vũ Phương

 

Bình luận (0)