Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Phẫu thuật qua đường nách: Cơ hội hồi sinh cho bệnh nhi tim bẩm sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Đu năm 2018, các bác sĩ ca Bnh vin (BV) Nhi Trung ương đã tiếp nhn chuyn giao k thut phu thut ít xâm ln qua đưng nách bên phi cho tr mc bnh tim t các chuyên gia ca BV Trưng ĐH Okayama (Nht Bn). Và đến nay, sau 5 năm, Trung tâm Tim mch (BV Nhi Trung ương) thc hin phu thut tim cho hơn 700 bnh nhi bng k thut mi này. Qua đó đem li s sng ca hơn 700 tr cũng như nim hnh phúc cho hơn 700 gia đình…


Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Nhi Trung ương) thực hiện một ca phẫu thuật tim cho bệnh nhi

3 tháng tui phi lên bàn m

Đó là bé H.T (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Trước đó, khi mới 20 ngày tuổi, bé được phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh (thông liên thất lớn). Bệnh tình khiến bé bú kém, mồ hôi nhiều, thở bị hóp bụng, không nuốt được, thường xuyên trào sữa ra ngoài khi bú.

Nhìn con gái vật vã với bệnh tật, vợ chồng chị T.A đau xót vô cùng. Khi bé được 3 tháng tuổi, đủ sức khỏe để “chống chọi” với ca phẫu thuật thì vợ chồng chị đưa con tới Trung tâm Tim mạch (BV Nhi Trung ương). Tại đây, các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật sửa chữa tổn thương thông liên thất bằng kỹ thuật ít xâm lấn qua đường nách bên phải cho bé. Sau cuộc phẫu thuật tim, vết mổ ở nách phải của bé rất nhỏ, chỉ khoảng 4cm và bệnh nhi bình phục nhanh chóng, ăn uống tốt hơn. 9 ngày sau phẫu thuật bé đã được xuất viện.

TS.BS Cao Việt Tùng – Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương – cho biết: Trước đây, để thực hiện phẫu thuật tim hở, các bác sĩ chỉ có một phương pháp tiếp cận đến tim qua đường mổ dọc toàn bộ xương ức ở giữa ngực theo đường mổ kinh điển. Cách mổ này để lại sẹo mổ dài trước ngực và có thể có một số biến chứng khi tiến hành tách xương ức, thời gian hậu phẫu dài, trẻ phải chịu đau đớn hơn sau phẫu thuật. Trong khi đó, với phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn qua đường dọc giữa nách bên phải mang lại tính thẩm mỹ cao, giúp các bé rút ngắn thời gian hồi phục sau phẫu thuật và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường; không có cảm giác tự ti do vết sẹo mổ ngắn và được che khuất hoàn toàn dưới nách bên phải.

“Khi thực hiện phẫu thuật tim bằng kỹ thuật ít xâm lấn, hầu hết các bệnh nhi đều được tiến hành giảm đau tại chỗ, giúp giảm đau hiệu quả và giảm tỷ lệ sử dụng các thuốc an thần – giảm đau khác theo đường tĩnh mạch. Phần lớn các bé đều được rút ống nội khí quản trong vòng 6 giờ đầu sau phẫu thuật và có thể rút ống nội khí quản đồng thời tự thở ngay tại phòng mổ ”, BS Tùng thông tin thêm.

Cũng theo BS Tùng, trong 5 năm qua (từ 2018 đến nay), hơn 700 bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh đã được các bác sĩ Trung tâm Tim mạch (BV Nhi Trung ương) phẫu thuật thành công bằng kỹ thuật ít xâm lấn qua đường nách bên phải mà không có trường hợp nào tử vong. Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được áp dụng thành công kỹ thuật này là 1,5 tháng tuổi và bệnh nhi cân nặng thấp nhất là 3,8kg.

An toàn cho bnh nhi là trên hết

Là người trực tiếp được nhận chuyển giao kỹ thuật từ BV Trường ĐH Okayama, TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường – Giám đốc Trung tâm Tim mạch (BV Nhi Trung ương) – chia sẻ: “Mổ qua đường nách bên phải cho chúng tôi một cách nhìn hoàn toàn khác so với đường mổ giữa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chúng tôi cũng chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp này bởi nếu không thể sửa chữa tất cả tổn thương của bệnh nhi như đường mổ giữa thì việc mổ qua đường nách sẽ thất bại. Tiêu chí hàng đầu của chúng tôi là bảo đảm an toàn cho bệnh nhi và mọi tổn thương trong tim được sửa chữa như phẫu thuật đường giữa thì mới chỉ định kỹ thuật này”.

GS.TS Nguyn Duy Ánh – Giám đc Bnh vin Ph sn Hà Ni – cho biết, ti Vit Nam, trung bình mi năm có hơn 1,5 triu tr ra đi, trong đó có khong 10.000-12.000 tr mc bnh lý tim bm sinh. Trong s nhng bnh nhi này, có khong 50% tr b tim bm sinh rt nng nhưng ch có khong 5.000 tr đưc phu thut. D tt tim bm sinh là mt trong nhng nguyên nhân gây t vong hàng đu trong giai đon sơ sinh, chiếm gn 7% nguyên nhân gây t vong t 20 tun tui thai đến 1 năm sau sinh.

Đến nay, các bệnh lý tim bẩm sinh đã được áp dụng phương pháp phẫu thuật tiên tiến này tại Trung tâm Tim mạch (BV Nhi Trung ương) bao gồm: bệnh lý thông liên thất, bệnh lý thông liên nhĩ, bệnh lý thông sàn nhĩ thất bán phần, bệnh lý bất thường trở về tĩnh mạch phổi bán phần bên phải, bệnh lý hẹp van động mạch phổi hoặc hẹp trên van động mạch phổi, một số bất thường khác như u nhầy nhĩ trái, màng ngăn nhĩ trái…

Trở lại Việt Nam sau 5 năm chuyển giao kỹ thuật, đồng thời cùng các bác sĩ Trung tâm Tim mạch (BV Nhi Trung ương) thực hiện ca phẫu thuật tim bẩm sinh thứ 700 (Đó là một bệnh nhi 10 tháng tuổi, nặng 5,5kg – PV), giáo sư Yasuhiro Kotani thừa nhận: “Tôi đi nhiều nơi trên thế giới nhưng không có nhiều BV tiến hành phẫu thuật tim qua đường nách. 700 ca phẫu thuật là con số lớn và tôi rất ngưỡng mộ thành quả mà các bạn đã đạt được chỉ trong thời gian ngắn vừa qua…”.

Giáo sư Yasuhiro Kotani cũng cho biết, kỹ thuật mổ tim qua đường nách yêu cầu rất cao về tay nghề của phẫu thuật viên và sự phối hợp ăn ý của cả ê-kíp phẫu thuật để làm sao chất lượng mổ bằng đường bên nách tốt như chất lượng mổ giữa. Ông cũng bày tỏ ấn tượng về sự sáng tạo của các bác sĩ BV Nhi Trung ương khi đã có những cải tiến về kỹ thuật để đem lại chất lượng điều trị tốt nhất cho trẻ em Việt Nam.

“Trước đây, khi chuyển giao kỹ thuật cho BV Nhi Trung ương, đường mổ ở nách dài khoảng 6cm nhưng nay các bác sĩ của BV đã thu gọn đường mổ chỉ còn khoảng 4cm. Đồng thời, các bác sĩ cũng rút ngắn thời gian hồi sức, thời gian thở máy, bệnh nhi giảm đau sau phẫu thuật tốt hơn…”, giáo sư Yasuhiro Kotani tỏ ra bất ngờ và tự hào vì điều này.

Ngc Hà

Bình luận (0)