Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những sáng chế thiết thực cho cuộc sống

Tạp Chí Giáo Dục

Trong quá trình hc tp ging đưng đi hc, nhiu sinh viên đã có nhng sáng chế thiết thc cho cuc sng, khng đnh vic “hc đi đôi vi hành”. Tuy nhiên đ nhng ý tưng y đưc đưa vào thc tin, cn nhiu hơn s h tr và to điu kin v ngun lc tài chính, cơ chế chính sách đ s sáng to không b lãng phí…


D án “Chế phm sinh hc dùng cho nuôi tôm – Probiotics” ca nhóm sinh viên Vin Nghiên cu và Đào to Vit – Anh (ĐH Đà Nng) đot gii ba ti vòng chung kết cuc thi Sinh viên Startup 2023

Sáng chế thiết thc

Sau 2 năm miệt mài nghiên cứu, thực nghiệm lấy kết quả thực tế tại Âu thuyền cảng cá Thọ Quang và nhiều địa điểm sông hồ khác trên địa bàn TP.Đà Nẵng, sản phẩm “Thiết bị thu gom rác nổi tự động”, nhóm sinh viên đến từ Khoa Sinh – Môi trường, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi tìm kiếm “Ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa” do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) tổ chức vào trung tuần tháng 4-2023 vừa qua.

Sinh viên Phạm Thị Phương, lớp cao học K40 Quản lý tài nguyên – môi trường (K40.QLTM-TM) – nhóm trưởng cho biết, ô nhiễm rác thải nhựa nhiều năm trở lại đây đang là vấn đề cấp bách toàn cầu. Vào mùa mưa lũ, một lượng rác thải, trong đó rác thải nhựa rất lớn bị dòng nước cuốn đi gây ô nhiễm khắp nơi. Công việc thu gom rác thải trôi nổi trên bề mặt nước tại các ao, hồ, sông suối, bờ biển và nhất là các âu thuyền, cảng cá không phải là chuyện dễ dàng trong khi thiếu nguồn nhân lực và trang thiết bị. Rác trôi nổi trên đại dương phần lớn là rác nhựa khó phân hủy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển, hơn nữa rác trôi nổi khó thu gom hơn so với rác trên đất liền vì vậy cần có những thiết bị hỗ trợ công tác thu gom này. Theo đó, nhóm đã sáng chế thiết bị thu gom rác nổi tự động để thu rác thải trôi nổi. Hệ thống gồm hố thu, mô tơ đặt bên dưới tạo lực hút nước mặt vào hố thu kéo theo rác vào. Rác sau đó được giữ lại tại một giỏ rác bên trong và nước sau khi lọc sẽ được đưa trở lại môi trường. Máy có thể đặt ở sông, hồ, các khu vực vùng vịnh, bến cảng… Ước tính công suất của máy đạt 15m3 nước/giờ. “Khi đặt ra ý tưởng, nhóm hy vọng làm ra một sản phẩm để có thể áp dụng cho TP.Đà Nẵng –  nơi có nhiều sông, hồ và vịnh, biển. Quá trình thử nghiệm, nhóm đã nhiều lần đặt máy ở Âu thuyền cảng cá Thọ Quang và bước đầu cho thấy tính hiệu quả trong việc thu gom”, Phương chia sẻ.

Để giúp bà con nuôi tôm có giải pháp tối ưu, nhóm sinh viên đến từ Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (ĐH Đà Nẵng) đã phát triển sản phẩm chế phẩm sinh học dành cho tôm thẻ tại Việt Nam. Nhóm trưởng Nguyễn Trần Lan Anh, sinh viên ngành khoa học vi sinh cho biết, nhóm nhận thấy bệnh đường ruột tôm là một trong những vấn đề chính trong ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và gây tổn thất kinh tế đáng kể cho người nuôi. Để giúp bà con nuôi tôm có giải pháp tối ưu, nhóm đã bàn bạc, đưa ra ý tưởng này. Cụ thể, nhóm đã phân lập chủng Bacillus pumilus từ đất sau đó phối trộn với hai chủng khác để làm cơ sở tạo ra chế phẩm sinh học dùng cho nuôi tôm. Công việc thử nghiệm trên tôm để lấy kết quả được tiến hành thông qua các thí nghiệm so sánh tại phòng thí nghiệm và cho kết quả khả quan.


Mô hình thu gom rác ni đưc th nghim ti cng cá Th Quang

Tại vòng chung kết  Sinh viên Startup 2023, dự án “Chế phẩm sinh học dùng cho nuôi tôm – Probiotics” của nhóm sinh viên đến từ Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh được đánh giá có tính sáng tạo và có ý nghĩa thực tiễn cao, tạo ra những sản phẩm góp phần giảm lượng vi sinh vật gây bệnh, vừa làm sạch ao nuôi hiệu quả cao và giá thành rẻ, hứa hẹn trở thành trợ thủ đắc lực cho những người nuôi tôm Việt Nam và đoạt giải ba. “Chúng em hy vọng có thể giải quyết một phần vấn đề bệnh tôm, cũng như cung cấp giải pháp an toàn, hiệu quả và bền vững cho ngành nuôi trồng tôm tại Việt Nam”, Lan Anh nói.

Cn s h tr v ngun lc và cơ chế

Để sáng kiến ý tưởng được áp dụng vào cuộc sống, các sinh viên có những ý tưởng xuất sắc kể trên đều cho rằng, cần có nhiều hơn sự hỗ trợ về mọi nguồn lực, cơ chế chính sách mới có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi tìm kiếm “Ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa” với giá trị giải thưởng 80 triệu đồng, dự kiến sẽ lắp đặt và chạy thử nghiệm thiết bị tại khu vực quần đảo Cát Bà. Sinh viên Phạm Thị Phương chia sẻ, nhóm nghiên cứu luôn mong muốn trong quá trình học tập sẽ làm được một điều gì đó để chung tay bảo vệ môi trường sống. Đây là một ý tưởng có thể phát triển để khởi nghiệp, tuy nhiên muốn vậy sản phẩm cần phải cải tiến hơn nữa và đặc biệt cần có cơ hội về nguồn lực đầu tư kinh phí và nhiều điều kiện khác để có thể đưa ra thị trường. Hiện nay, nhóm không chỉ dừng lại ở mô hình sản phẩm hiện tại mà sẽ có những giải pháp cải tiến như thay thế vật liệu inox đang sử dụng bằng nhựa để giảm giá thành mà vẫn chịu được độ ăn mòn của muối biển, hoặc kết hợp thêm một số tính năng khác vào thiết bị…

Nhóm trưởng Nguyễn Trần Lan Anh với dự án “Chế phẩm sinh học dùng cho nuôi tôm – Probiotics” cũng cho rằng, hiện nhóm cũng đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự án một cách tối ưu nhất. Đồng thời, lên kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác và phát triển sản phẩm trên quy mô lớn hơn, nhằm tối đa hóa hiệu quả và đóng góp tích cực cho ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Tuy nhiên điều đó cũng không dễ dàng, nếu không có sự hỗ trợ về mọi mặt để tạo điều kiện cho nhóm đề tài phát triển thì ý tưởng không thể thành hiện thực.

Hàn Giang

Bình luận (0)